Các nguồn lực marketing mục tiêu của DN viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 36 - 39)

Phát triển nguồn lực đáp ứng chiến lược marketing. 1.2.4.1. Tổ chức marketing

Những người chịu trách nhiệm về hoạt động marketing của DN phải tạo lập những biện pháp có hiệu quả cũng như thực hiện chúng thành công. Tổ chức thực hiện marketing là một quá trình biến các kế hoạch thành những nhiệm vụ hành động nêu rõ ai làm gì, khi nào và như thế nào? Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả cần có những kỹ năng phân bổ, theo dõi, tổ chức và tác động qua lại ở các cấp độ chức năng marketing, chương trình và chính sách cụ thể.

Việc phát triển chiến lược marketing của DN luôn kèm theo và được đảm bảo bởi phát triển tổ chức marketing tương ứng từ bộ phận marketing. Trong điều kiện của các DN viễn thông hiện nay, mức độ canh tranh trên thị trường diễn ra khá gay gắt, yêu cầu các bộ phận marketing cần có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận nghiên cứu và triển khai thiết kế dịch vụ, sản xuất và tác nghiệp, tài chính và tín dụng,…

Nói đến tổ chức marketing là nói đến các chính sách, các cơ cấu và văn hóa tổ chức của DN, đặc biệt là cơ cấu tổ chức và nhân lực marketing. Thông thường các chức năng hoạch định và kiểm soát chiến lược marketing được tổ chức ở bộ phận quản trị chung, việc phát triển chiến lược marketing được tổ chức ở bộ phận triển khai quản trị chức năng, các công cụ marketing mix – bộ phận marketing.

Phát triển một tổ chức marketing mạnh là một tổ chức có định hướng thị trường, có hệ thống thông tin thị trường phù hợp, có vị thế tiên khởi và kiểm soát trong quan hệ với các phòng quản trị chức năng kinh doanh khác và có hiệu suất thực thi chiến lược cao chính là mục tiêu của phát triển tổ chức marketing của các DN viễn thông.

1.2.4.2. Nhân lực marketing

Hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt không chỉ trong kinh doanh mà còn cả trong các chính sách phát triển nguồn nhân sự có trình độ và tay nghề cao, bởi nhân lực được coi là nguồn lực quan trọng nhất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực là nơi trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, của cải vật chất và tri thức cho DN. Các DN cần thiết phải xây dựng cho mình các chính sách thu hút người tài,

người có chuyên môn cao, đồng thời tạo ra môi trường làm việc và có chế độ đãi ngộ thích hợp để giữ được nhân lực này, đồng thời khuyến khích nguồn nhân lực này cống hiện cho DN. Việc xem xét và phát triển nhân lực nói chung và nhân lực marketing nói riêng cho tương thích với mỗi chiến lược marketing là điều hết sức quan trọng. Do vậy, phát triển nhân lực marketing được coi là ưu tiên hàng đầu của mọi DN.

Mục tiêu của phát triển nguồn nhân lực marketing: là xây dựng được đội ngũ cán bộ marketing đáp ứng được các yêu cầu trong hoạch định và thực hiện các chiến lược, kế hoạch marketing để nắm bắt và vận dụng những cơ hội của thị trường vào việc tổ chức hoạt động kinh doanh của DN nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

Bản chất của phát triển nhân lực là việc DN tái cấu trúc nhân lực để tạo lập sự cân bằng, tương thích với những thay đổi của phát triển chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất của việc triển khai chiến lược mới. Khi phát triển nhân lực cho phát triển chiến lược marketing, DN cần lưu ý yêu cầu những kỹ năng sau: (1) Kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin; và (2) Trình độ công nghệ thông tin. Trách nhiệm của doanh nghiệp là giám sát liên tục các khuynh hướng có liên quan đến chức năng của nguồn nhân lực, đánh giá các nhu cầu về nhân lực và những chi phí cho các chiến lược lựa chọn và phát triển mộtkế hoạch chiến lược về nhân lực để cho việc thực hiện các chiến lược có hiệu quả.

Cơ cấu của nguồn nhân lực marketing: Tùy theo chiến lược của mình mà DN sẽ tổ chức nguồn nhân lực marketing theo một cơ cấu nhất định. Nếu DN bán nhiều loại sản phẩm – dịch vụ cho nhiều loại khách hàng thì DN có thể cơ cấu nguồn nhân lực marketing theo sản phẩm hay thị trường, trong đó nguồn nhân lực marketing chuyên trách cho một/ một nhóm sản phẩm hoặc một/ một nhóm thị trường. Nếu DN bán một chủng loại sản phẩm – dịch vụ cho người sử dụng cuối cùng với các khách hàng nằm rải rác ở nhiều địa điểm, DN phải sử dụng cơ cấu theo lãnh thổ.

Quy mô nguồn nhân lực marketing: DN cần cân nhắc quy mô nguồn nhân lực marketing. Sự gia tăng quy mô có thể sẽ làm tăng doanh số nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí. DN có thể sử dụng phương pháp khối lượng công việc để xác định quy mô lực lượng bán hàng.

1.2.4.3. Ngân quỹ marketing

Vấn đề về tài chính, ngân sách cũng là những yếu tố trọng yếu mà DN cần phải đưa ra quyết định mang tính tác nghiệp nhằm huy động, sử dụng và khai thác nguồn ngân quỹ hiệu quả nhất. Ngân quỹ marketing là một trong những thành phần cốt lõi trong phát triển chiến lược chung marketing của doanh nghiệp, đồng thời nó là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng của chiến lược kinh doanh. Mặt khác, là một bộ phận hữu cơ cấu thành tổng thể chi phí kinh doanh; ngân quỹ marketing bao gồm các quỹ nhằm tổ chức và triển khai các hoạt động marketing thiết yếu của DN như: nghiên cứu và triển khai quản lý marketing, phân phối bán hàng, quảng cáo, khuyến mãi,…Do vậy, phát triển nguồn ngân quỹ marketing cho phép duy trì tổ chức hoạt động bộ máy marketing; thông qua đó có thể nhận dạng, hiểu biết và tiên lượng khách hàng mà DN phục vụ; nó cho phép DN hoạch định và thiết lập chiến lược phối thức, xúc tiến, đây là hai yếu tố rất quan trọng trong chiến lược marketing tiêu thụ và chiến lược chung marketing của DN. Trong kinh doanh hiện đại ngày nay, chi phí marketing ngày càng tham gia nhiều vào kết quả kinh doanh của DN.

Để thực hiện chiến lược nói chung cũng như phát triển chiến lược marketing tốt nhất, các quyết định liên quan đến phát triển ngân quỹ chiến lược rất cần được quan tâm triển khai như: (1) Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng: bao gồm các chi phí cho phần mềm, phần cứng, mạng hay đăng ký dịch vụ, các tài liệu đào tạo và giáo dục, các chi phí hoạt động và bảo dưỡng khác; (2) Chi phí cho nhân lực: bao gồm lương, thưởng dành cho tất cả nhân lực làm việc về phát triển chiến lược marketing; (3) Chi phí cho các hoạt động marketing; (4) Chi phí khác: chi phí dự án điển hình khác có thể giảm ở đây như chi phí đi lại, điện thoại, văn phòng phẩm in ấn...

1.2.4.4. Hệ thống thông tin marketing

Trong quá trình kinh doanh, hệ thống thông tin marketing có vai trò rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong việc phân tích, hoạch định, triển khai và kiểm soát các hoạt động marketing của DN nhằm đưa ra các quyết định chính xác, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Tuy nhiên, khi ra các quyết định marketing các nhà quản trị của DN thường than phiền các thông tin đến với họ không đồng bộ, kịp thời và chân xác. Do vậy, việc thiết lập hệ thống thông tin marketing (MIS) nhằm

mục đích phát triển nguồn lực đáp ứng chiến lược marketing của DN.

MIS có thể hiểu là cấu trúc diễn tiến và tương tác giữa con người, thiết bị và quy trình nhằm thu thập, phân loại, phân tích, lượng giá và phân phối các thông tin chân xác, kịp thời, thích hợp cho các nhà quản trị quyết định marketing nhằm tăng cường hiệu lực kế hoạch hóa, thực hiện và kiểm tra marketing. Thông tin marketing chỉ có giá trị khi đáp ứng: (1) Đúng chỗ (cần thiết); (2) Đúng lúc (kịp thời); và (3) Đúng nội dung (chính xác).

Hệ thống thông tin marketing bao gồm 4 phân hệ:

Hệ hoạch toán nội bộ: Tập hợp các quy trình và nguồn cung cấp thông tin cơ

bản bên trong.

Hệ hoạch toán nội bộ rất quan trọng vì nó là hệ thống thông tin cơ bản nhất được các nhà quản trị marketing sản phẩm. Hệ hoạch toán nội bộ bao gồm các bản báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp… Từ những thông tin có được, nhà làm marketing sẽ phân tích và đánh giá những thông tin này. Từ đó, các nhà quản trị marketing có thể cân nhắc các thời cơ quan trọng, và sẽ có giải pháp giải quyết các vấn đề khó khăn đặt ra.

Hệ điều tra (tình báo) marketing: Tập hợp các quy trình và nguồn được sử

dụng để có dữ liệu đang diễn biến hàng ngày trên thị trường. Là một tập hợp những thủ tục và nguồn mà những nhà quản trị sử dụng để nhận được những thông tin hàng ngày về những diễn biến cần biết trong môi trường marketing”

Hệ nghiên cứu marketing: Thu thập, xử lý thông tin về một vấn đề công ty

đang đối diện

Hệ nghiên cứu liên quan đến việc thu thập và xử lý dữ liệu phù hợp với một vấn đề marketing đặc biệt mà doanh nghiệp đang đối diện. Nghiên cứu và khảo sát thị trường, thử nghiệm sản phẩm được ưa thích, dự đoán … nghiên cứu trọng điểm về các vấn đề đặc biệt và thời cơ của doanh nghiệp.

Hệ phân tích marketing (MDSS): Là một tập hợp các kỹ thuật thống kê và

mô hình để phân tích các dữ liệu và các vấn đề marketing nhằm tạo cơ sở cho các quyết định điều hành marketing hữu hiệu hóa.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w