Điển hình thành công

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 45 - 46)

Khi Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho phép Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel bước chân vào thị trường viễn thông, thì đó là một bước quyết định tạo ra sự cạnh tranh cho thị trường viễn thông Việt Nam. Có thể nói, viễn thông là ngành độc quyền khá sớm tại Việt Nam. Nhưng cũng chính viễn thông là ngành giành được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong công cuộc phá bỏ độc quyền, tiến thẳng tới cạnh tranh toàn diện.

Từ sự thành công của ngành viễn thông, đặc biệt sự thành công của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, có thể rút ra kinh nghiệm cho các ngành khác còn đang độc quyền. Đó là:

Thứ nhất, phải chọn đúng người đứng đầu có đủ đức tài, trí tuệ, trách nhiệm,

bản lĩnh, thực sự cầu thị, tự đổi mới để cạnh tranh toàn diện.

Thứ hai, phải chọn đúng mô hình phát triển trong tình hình hiện nay.

Thứ ba, phải lựa chọn đúng công nghệ hiện đại, phù hợp với Việt Nam và xu

thế toàn cầu hóa.

Thứ tư, dày công đào tạo cán bộ quản lí, công nhân lành nghề theo hướng

chuyên nghiệp hóa, mạnh dạn hợp tác quốc tế và đầu tư ra thị trường quốc tế.

Thứ năm, tập thể doanh nghiệp phải đoàn kết xây dựng và bảo vệ thương

hiệu, giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Ngoài ra, cần mạnh dạn tìm kiếm thị trường, đầu tư ra nước ngoài và cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp mạnh trên thế giới.

Bên cạnh đó, việc xây dựng cho mình một chiến lược marketing đúng đắn chính là chìa khóa mở ra sự thành công vang dội của Viettel. Là doanh nghiệp ra đời khi hệ thống bưu điện trên toàn quốc đã hoạt động ổn định và đi vào quy củ, Viettel buộc phải đổi mới hình thức phát triển kênh phân phối. Ngay từ khi mới ra đời, Viettel đã thống nhất được phong cách các cửa hàng của mình. Màu xanh và màu vàng nổi bật cùng với logo của công ty cũng như cách trang trí cửa hàng đã thu hút khách hàng và giúp họ dễ dàng nhận ra Viettel mỗi khi đi trên đường. Với hoa hồng và cơ chế hợp tác hợp lý, Viettel đã huy động được nguồn nhân lực, tài lực của các công ty tư nhân, trách nhiệm hữu hạn cùng phát triển hệ thống phân

phối rộng khắp. Điều đáng nói là hệ thống cửa hàng của Viettel phát triển rất nhanh nhưng vẫn đồng bộ và hỗ trợ rất tốt cho hệ thống nhận diện thương hiệu của Viettel.

Không chỉ dừng lại ở việc tạo nên sự khác biệt trong hệ thống kênh phân phối mà từ khi chính thức tham gia thị trường di động, Viettel luôn để lại ấn tượng là mạng di động có mức cước rẻ nhất Việt Nam và mạng này luôn sử dụng giá như một vũ khí chính để cạnh tranh. Tuy nhiên khi mức giá trung bình tại Việt Nam xuống khá thấp, ngay từ năm 2008, nhiều chuyên gia đã cho rằng giá cước sẽ không còn là một vũ khí của các nhà mạng nữa. Song Viettel không nghĩ như vậy khi mà vừa qua mạng này đã tiếp tục giảm cước một lần nữa. Và đúng như những gì các chuyên gia đã cảnh báo, haimạng VinaPhone và Mobifone đã ngay lập tức giảm cước và mức giảm còn lớn hơn Viettel, đẩy mạng này vào tình thế khó khi trở thành mạng có mức cước đắt nhất trong 3 mạng lớn.

Viettel cũng là doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các chương trình khuyến mại, quảng cáo. Ngay từ khi mới tham gia thị trường, Viettel đã thuê công ty hàng đầu thế giới về quảng cáo là JW Thomson với bản hợp đồng trị giá 45.000USD để làm thương hiệu với slogan rất hấp dẫn với khách hàng: “Hãy nói theo cách của bạn”. Viettel là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trong lĩnh vực viễn thông dám đầu tư lớn như thế và đặc biệt là thuê công ty nước ngoài làm thương hiệu.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ Chiến lược marketing của VNPT Hà Nội (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w