Năng lực thực hành phù hợp với chuyên ngành đào tạo

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 39 - 40)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

1.1.3.3. Năng lực thực hành phù hợp với chuyên ngành đào tạo

Có phương pháp giảng dạy tốt, gắn giảng dạy lý thuyết và thực hành phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Quá trình giảng dạy, người giảng viên không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những kiến thức về lý luận mà cơ bản hơn phải giúp cho sinh viên có khả năng độc lập tiếp cận và lý giải các vấn đề thực tiễn, có khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn. Muốn vậy, người giảng viên ngoài việc phải có kiến thức chuyên môn sâu, cần phải có những kiến thức cần thiết về các lĩnh vực liên quan khác và phải gắn với thực tiễn sôi động đang diễn ra hàng ngày. Để gắn được lý luận với thực tiễn trong từng bài giảng, đòi hỏi người giảng viên phải biết tổng kết thực tiễn, phải tìm được mối liên hệ tất yếu, bản chất của đời sống kinh tế, lý giải những vấn đề kinh tế một cách khoa học và thực tế, đồng thời cần thiết phải đổi mới phương pháp truyền thụ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng sinh viên. Đổi mới phương pháp giảng dạy cần đặc biệt coi trọng nâng cao kỹ năng sư phạm, đổi mới phương pháp giảng dạy theo cách tiếp cận với thế giới, vận dụng các phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm, tạo cho sinh viên chủ động sáng tạo và phát huy tối đa phương pháp làm việc theo nhóm. Điều đó phụ thuộc rất lớn ở trình độ, kỹ năng của người giảng viên; điều kiện và thiết bị dạy học. Năng lực giảng dạy của người giảng viên được thể hiện ở chỗ họ là người khuyến khích, hướng dẫn, gợi mở các vấn đề để sinh viên phát huy tư duy

độc lập và khả năng sáng tạo của mình trong học tập và tìm kiếm chân lý khoa học. Thị trường sức lao động phát triển rất năng động đòi hỏi người giảng viên bằng trình độ, năng lực, kinh nghiệm và nghệ thuật sư phạm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển nhân cách, định hướng cho họ những con đường để tiếp cận thực tiễn, giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, bồi dưỡng năng lực học tập và năng lực thích nghi với thực tiễn. Đồng thời CBGD phải có trình độ toàn diện về các khâu đánh giá trình độ người học, tìm ra mặt mạnh và yếu của sinh viên để đánh giá công bằng, có tác dụng giáo dục sinh viên, giúp họ tìm ra giải pháp phát huy thế mạnh cũng như nhanh chóng khắc phục mặt yếu trong quá trình học tập.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 39 - 40)