TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 25 - 26)

Từ trước đến nay có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về nguồn nhân lực, về giảng viên. Một số công trình mà tác giả tiếp cận như sau:

Luận án Tiến sỹ: “Quản lý giảng viên trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và tự chịu trách nhiệm”, Tác giả Phạm Văn Thuần - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Luận án nghiên cứu lý luận về quản lý giảng viên trong các trường đại học đa ngành theo quan điểm tự chủ và tự chịu trách nhiệm và nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay. Luận án đánh giá thực trạng quản lý giảng viên tại các trường đại học như công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ giảng viên... trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp mang tính khả thi để khắc phục những điểm yếu của công tác quản lý giảng viên tại các trường đại học đa ngành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Đổi mới giáo dục Việt Nam - Hội nhập và thách thức” - Kỷ yếu hội thảo tháng 3 năm 2009.

Tập kỷ yếu này nghiên cứu vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam trong điều kiện mở cửa và hội nhập. Nhiều bài viết đăng tải trong kỷ yếu đã có những đóng góp có giá trị cho việc đổi mới cả nội dung chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng ở nước ta.

viên trong các trường cao đẳng khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở nước ta hiện nay”, Tác giả Trần Văn Khởi - Đại học Thương mại.

Luận văn đã nghiên cứu lý luận về quản lý và nâng cao chất lượng quản lý giảng viên tại các trường cao đẳng nói chung và các trường thuộc khối ngành Kinh tế - Quản trị kinh doanh nói riêng ở nước ta hiện nay. Luận án đề cập tới những tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực giảng viên tại các trường cao đẳng khối ngành kinh tế và đề xuất những giải pháp để mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng giảng viên tại các trường cao đẳng Kinh tế - Quản trị kinh doanh ở nước ta trong thời gian tới.

Tác giả có tiếp cận và tham khảo các luận văn thạc sỹ có liên quan tới đề tài đang nghiên cứu như: “Biện pháp quản lý phát triển giảng viên trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương”, Tác giả Trương Thị Mai - Đại học Hải Dương và “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương”, Tác giả Nguyễn Thị Lý - Đại học Hải Dương.

Hai luận văn Thạc sỹ trên nghiên cứu những vấn đề chính về cơ sở lý luận về giảng viên, đặc điểm của giảng viên, đi vào khảo sát thực trạng giảng viên và đề cập một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng viên... Tuy nhiên chưa tập trung đi sâu vào nghiên cứu quản lý giảng viên. Ngoài ra, tại Trường Đại học Hải Dương chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý nguồn nhân lực giảng viên để đáp ứng yêu cầu của một trường đại học còn khá non trẻ. Giảng viên là lực lượng nòng cốt tạo nên chất lượng của mỗi trường đại học. Vì vậy, tác giả đưa ra đề tài nghiên cứu về quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại trường nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giảng viên của trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 25 - 26)