7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
3.2.3. Hoàn thiện sử dụng giảng viên
Ngay từ khi tuyển dụng cán bộ, giảng viên, nhà trường, cán bộ quản lý cấp trường, Trưởng phòng, Khoa …phải có kế hoạch bồi dưỡng năng lực từ việc lựa chọn và xây dựng cán bộ nguồn, phải biết sử dụng người tài, quan tâm tạo điều kiện để họ phát huy được năng lực quản lý. Phải tổ chức việc xác định các tiêu chí lựa chọn, bổ nhiệm đội ngũ này mà tiêu chí đầu tiên lựa chọn là họ phải có trình độ trên và sau đại học, tiêu chí thứ hai là giảng viên dạy giỏi nhiều năm, có đạo đức, chính trị, phong cách, lối sống mô phạm, năng động, đổi mới, đúng pháp luật để bổ nhiệm Trưởng, Phó bộ môn.
Để sử dụng hợp lý giảng viên Hiệu trưởng cần làm những việc sau đây:
- Phát huy hết khả năng, năng lực, điểm mạnh của từng giảng viên bằng việc kiểm tra, đôn đốc, khuyến khích, động viên kịp thời.
- Phân công giảng viên phải đúng với chuyên môn đào tạo, đảm bảo thời gian định mức lao động mà nhà nước quy định. Thực hiện đúng chế độ chính sách
đối với trường hợp giảng viên dạy vượt định mức.
- Mọi giảng viên đều được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực, sở trường của mình. Duy trì và giữ vững sự đoàn kết nhất trí của giảng viên, tránh tình trạng mất đoàn kết, không thoải mái về tư tưởng do nhận thức không đúng
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới của nhà trường, việc bố trí sử dụng hợp lý Giảng viên cần đạt được các mục tiêu cơ bản sau đây:
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường nhằm phát huy đầy đủ năng lực, trình độ, những điểm mạnh hiện có của từng cán bộ, giảng viên ở các khoa, tổ chuyên môn.
- Mọi cán bộ, giảng viên đều được bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo và năng lực sở trường, đặc biệt đối với công tác chủ nhiệm lớp cần phân công giảng viên có năng lực phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng HSSV trong nhà trường.
- Trong bố trí, phân công lao động phải dựa trên cơ sở nhất quán các quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhà trường, tránh thiên vị vì động cơ cá nhân gây ảnh hưởng xấu đến sự đoàn kết thống nhất trong nội bộ.
- Việc bố trí hợp lý Giảng viên còn nhằm bảo đảm thực hiện đúng chế độ chính sách đãi ngộ đối với giảng viên của từng chuyên ngành theo các chế độ quy định hiện hành.
Cắn cứ vào tình hình nhiệm vụ và kế hoạch của nhà trường trong từng năm học, căn cứ vào quy mô các số lớp và chuyên ngành đào tạo; dựa trên cơ sở số giảng viên hiện có để lập phương án bố trí, phân công công tác sao cho phù hợp. Việc phân công bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, phân công giảng dạy cho giảng viên ở các khoa, tổ chuyên môn cần chọn những người đủ chuẩn về trình độ và năng lực chuyên môn theo quy định, ưu tiên chọn giảng viên có nhiều kinh nghiệm để phân công giảng dạy các lớp đào tạo trình độ cao đẳng.
Thứ hai, cần sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn công cụ kế hoạch, cải tiến việc giao kế hoạch cho từng cán bộ giảng dạy, đồng thời cần phải có bảng kế hoạch phân
công cho từng cán bộ giảng dạy vào đầu mỗi năm học (dựa trên kế hoạch cá nhân của các giảng viên) thông qua các tiêu chí cụ thể như khối lượng giờ giảng, sổ công trình khoa học cần phải làm, các lớp bồi dưỡng cần phải tham dự (hoặc số giờ dành cho học tập bồi dưỡng). Kế hoạch công tác năm học phải thể hiện được thời gian thực hiện kế hoạch, tương ứng với các nhiệm vụ cụ thể trong năm học mà từng đơn vị, từng cá nhân phải hoàn thành. Việc xây dựng kế hoạch công tác của giảng viên cần phải được cân đối hài hòa giữa các nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển...
Thứ ba, cần rà soát, chỉnh sửa một số chính sách, một số quy định đối với giảng viên cho hợp lý hơn, đặc biệt là các quy định về giờ giảng định mức, giờ đi thực tế, giờ nghiên cứu khoa học. Nhiều cán bộ quản lý cho rằng các quy định này của một số trường chưa hợp lý nên dẫn đến tình trạng cán bộ giảng dạy không có thời gian để đi thực tế, để nghiên cứu khoa học, nhiều cán bộ giảng dạy lên lớp liên tục không có thời gian để nghiên cứu, có những quy định chỉ là hình thức nên dẫn đến tình trạng nơi thực hiện nơi không mà các trường không kiểm soát chặt chẽ được.
Thứ tư, phân công giảng viên tham gia công tác chỉ đạo thực tập, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm là những giảng viên có nhiều năng lực trong giảng dạy các môn học chuyên ngành, có nhiều kinh nghiệm trong rèn luyện kỹ năng cho HSSV, có sức khỏe và vững vàng về khả năng sư phạm.
Thứ năm, phân công giảng viên làm công tác chủ nhiệm lớp cần phải chọn những giảng viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, giáo dục HSSV, có uy tín và tinh thần trách nhiệm, biết phối hợp công tác với các đồng nghiệp.
Ngoài ra, phải tuyển chọn một số giảng viên có nhiều năng lực, có kinh nghiệm trong công tác tổ chức để phân công thực hiện nhiệm vụ quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác trong nhà trường. Yêu cầu đối với Giảng viên làm công tác quản lý phải là những người có năng lực về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp và được cử đi học các khóa bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý.
Để thực hiện tốt được nhiệm vụ này, hàng năm, nhà trường cần có định hướng chung cho công tác xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên, từ đó các khoa, tổ
chuyên môn phân công công tác giảng viên cho phù hợp với nhiệm vụ năm học theo định hướng chung của nhà trường.
Cán bộ quản lý các khoa, tổ bộ môn xây dựng kế hoạch phân công giảng viên thuộc đơn vị mình trên cơ sở tham khảo nguyện vọng cá nhân và tuân thủ vào các nguyên tắc, các quy định chung đã được thống nhất trong nhà trường. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện sự phân công lao động cần phải có kiểm tra đôn đốc và kịp thời điều chỉnh nhằm làm cho sự phân công được cân đối, phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đã đề ra, tạo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận giảng viên và các phòng chức năng, các khoa trong nhà trường.
Ngoài ra, trong công tác quản lý, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực trong nhà trường cũng cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý và điều kiện cụ thể của từng đối tượng để có sự phân công phù hợp.
Nhiệm vụ này chỉ được triển khai có hiệu quả khi mà trường thực hiện được các yêu cầu sau:
- Quan điểm chỉ đạo nhằm định hướng cho việc phân công, bố trí sử dụng Giảng viên cần phải được quán triệt thống nhất trong tập thể hội đồng sư phạm và mọi thành viên nhà trường. - Các bộ phận quản lý trong nhà trường cần phải có định kỳ nhận xét, đánh giá chính xác về trình độ, năng lực và phẩm chất của từng cán bộ giảng viên trong đơn vị mình phụ trách.
- Các chế độ chính sách cần phải được thực hiện một cách rõ ràng, hợp lý và được bổ sung kịp thời để áp dụng phù hợp cho từng đối tượng giảng viên trong từng lĩnh vực công tác.
- Đảm bảo các điều kiện làm việc đầy đủ, tạo thuận lợi cho giảng viên hoàn thành mọi nhiệm vụ.
- Công tác quản lý, sử dụng giảng viên phải luôn được sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng ủy và Ban Giám hiệu nhà trường.