PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 28 - 30)

6.1. Khung lý thuyết

Sơ đồ 01: Mô hình khung lý thuyết

Nguồn: Tác giả tổng hợp Mục tiêu quản lý nguồn nhân lực giảng viên Đảm bảo số lượng giảng viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy Hợp lý về cơ cấu giảng viên

Nâng cao chất lượng giảng

viên, chất lượng đào tạo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn nhân lực giảng viên Nhóm yếu tố thuộc về trường đại học Đối tượng quản lý Giảng viên Nhóm yếu tố ngoài trường

Nội dung quản lý nguồn nhân lực giảng viên Tuyển dụng giảng viên Sử dụng giảng viên Đào tạo và phát triển giảng viên

Đánh giá giảng viên Đãi ngộ giảng viên Xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng ên

6.2. Quy trình nghiên cứu

Tác giả đã sử dụng nghiên cứu định tính và định lượng theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu lý thuyết nguồn nhân lực giảng viên để xây dựng khung lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực giảng viên trường đại học, từ đó xác định các thông tin cần thu thập, đối tượng cung cấp thông tin, địa điểm và thời gian tiến hành thu thập thông tin.

Bước 2: Thu thập dữ liệu thứ cấp từ:

- Trang Web và Phòng Quản lý đào tạo của trường để đánh giá tình hình chung của Trường, quy mô đào tạo, ngành nghề đào tạo;

- Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Tài chính - Kế toán để có được dữ liệu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng và thực trạng quản lý giảng viên của trường trong giai đoạn 2010 - 2012;

- Một số đề tài nghiên cứu nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.

Bước 3: Thu thập dữ liệu sơ cấp.

- Dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi; Phát bảng hỏi tới trưởng, phó phòng, ban, khoa, trung tâm, bộ môn, các giảng viên làm việc tại các khoa và các sinh viên đang theo học các hệ đào tạo tại trường Đại học Hải Dương (Thời gian khảo sát là tháng 6 năm 2013). Các mẫu Phiếu khảo sát được đính kèm ở phần phụ lục.

- Dữ liệu thu được qua phỏng vấn. Việc phỏng vấn được thực hiện với các cán bộ làm việc tại các phòng, ban, khoa, trung tâm.

Thứ nhất, dữ liệu được thu thập từ bảng hỏi: Thiết kế bảng hỏi; Phát bảng hỏi tới 55 trưởng khoa và phó trưởng khoa là người trực tiếp quản lý các giảng viên, 200 giảng viên làm việc tại các khoa và 300 sinh viên đang theo học các hệ đào tạo tại trường. (Thời gian khảo sát từ 1/6/2013 đến 30/6/2013). Mục đích của bảng hỏi nhằm thu thập thông tin về sự đánh giá, nguyện vọng của các giảng viên về thực trạng hoạt động quản lý nguồn nhân lực giảng viên trong Trường đồng thời thu thập các phản hồi của đối tượng điều tra để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại trường.

- Thứ hai, dữ liệu thu được qua phỏng vấn. Việc phỏng vấn được thực hiện với Trưởng phòng Phòng Tổ chức Cán bộ, Phòng Tổng hợp và một số cán bộ làm việc tại các phòng, trung tâm để tìm hiểu thêm những vấn đề chưa được thể hiện rõ trong phiếu điều tra, đặc biệt là nguyên nhân của hạn chế.

Bước 4: Phân tích số liệu: sử dụng phần mềm Excel, phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu thập được.

Bước 5: Qua việc phân tích các số liệu, đánh giá thực trạng quản lý nguồn nhân lực giảng viên Trường Đại học Hải Dương, xác định điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong công tác này và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực giảng viên của trường.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 28 - 30)