Đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 53 - 54)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

1.3.5. Đánh giá giảng viên

Các trường đại học hiện nay đang trở thành tâm điểm thu hút học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và do đó quy mô đào tạo tăng lên khá nhanh, vấn đề đặt ra với các trường là phải có các giải pháp đảm bảo được sự phát triển của giảng viên nhằm đáp ứng tốt với yêu cầu của tăng quy mô đào tạo và tăng chất lượng đào tạo. Từ đó, cần có sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển giảng viên thường xuyên với những nội dung cụ thể như:

+ Kiểm tra mức độ đáp ứng được các yêu cầu của giảng viên

- Thực hiện “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, giữ gìn tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

tác của khoa và nhà trường.

- Trung thực, thẳng thắn, giữ gìn sự đoàn kết trong đơn vị, tập thể nhà trường và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

+ Kiểm tra việc thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy

- Thực hiện đủ khối lượng, nội dung kiến thức của học phần theo quy định hiện hành, giảng dạy theo đúng lịch của khoa, trường; bài giảng đảm bảo chính xác.

- Sáng tạo trong nâng cao chất lượng nội dung, phương pháp giảng dạy. Đảm bảo tiến độ chất lượng, định mức, chỉ tiêu trong hoạt động khoa học công nghệ

- Chấp hành đúng và đầy đủ quy chế khảo thí; Quản lý toàn diện, đánh giá công bằng điểm chuyên cần, điểm thực hành, điểm thi của người học.

- Không tiêu cực, kiên quyết phòng, chống tiêu cực trong hoạt động khảo thí. + Kiểm tra việc thực hiện nghiên cứu khoa học

Tiêu chí này phản ánh sự phát triển về chất của giảng viên. Trong các điều kiện khác không đổi, số lượng đề tài nghiên cứu khoa học, các bài báo khoa học (cấp Bộ, cấp trường, cấp khoa) tăng lên hàng năm phản ánh những nỗ lực cố gắng của giảng viên đóng góp cho việc nâng cao khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn, đổi mới phương pháp giảng dạy... Ngoài ra, đánh giá công tác hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học cũng là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá được chất lượng nguồn nhân lực giảng viên. Từ đó chất lượng đội ngũ được nâng lên đồng thời phản ánh sự đúng đắn của các chính sách quản lý nhằm phát triển về chất lượng giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 53 - 54)