Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 60)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

1.4.2.2. Nhóm yếu tố thuộc môi trường ngành

- Sự hội nhập về ngành giáo dục ngày càng sâu rộng

Hội nhập về giáo dục đã có những bước phát triển mạnh trong những năm qua. Điều đó đã tác động rất lớn đến tư duy của các nhà quản lý trong các trường và đòi hỏi họ phải không ngừng nâng cao trình độ, học tập kinh nghiệm để nâng cao kỹ năng quản lý nhà trường... Chính bản thân sự thay đổi và hội nhập nhanh chóng trong thời gian qua đã tạo động lực và thúc đẩy các nhà quản lý của các trường phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý cán bộ giảng viên sao cho chất lượng đào tạo phải được nâng lên những bước rất cơ bản để hội nhập về chất lượng với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới về trình độ đại học kinh tế hiện nay.

- Cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo trình độ đại học

Trong điều kiện hiện nay khi Nhà nước chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm tăng cường tỷ lệ sinh viên trên 1000 người dân để có thể giảm bớt tỷ lệ này so với các nước trong khu vực thì hàng loạt các trường đại học và cao đẳng đã đua nhau thành lập, nâng cấp... Với nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế xã hội, tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Hải Dương có 4 trường Đại học. Đó là Trườg Đại học Sao Đỏ, Trường Đại học Y tế Kỹ thuật Hải Dương, Trường Đại học Thành Đông và Trường Đại học Hải Dương được thành lập đào tạo đa dạng hóa các chuyên ngành. Tình hình trên đã tạo ra nhiều cơ hội hơn cho người học, tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục đào tạo đặc biệt sự cạnh tranh giữa các trường ngày càng gay gắt hơn trong tuyển sinh và trong giữ chân các nhà giáo giỏi. Thực tế đó đã tác động rất lớn đến cơ chế và chính sách quản lý của các trường đối với giảng viên, đặc biệt là trong các trường công lập nhằm duy trì sự trung thành của họ khi mà các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần còn rất hạn chế như hiện nay

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG

ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG 2.1. Tổng quan về Trường Đại học Hải Dương

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Hải Dương với truyền thống trên 50 năm (từ 21/9/1961) hình thành và phát triển từ 04 cơ sở đào tạo: Trường Trung cấp Quản lý Kinh tế (Uỷ ban Kế hoạch tỉnh Hải Hưng), Trường Cán bộ Tài chính (Sở Tài chính), Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ (Sở Lao động) và Trường Trung cấp Thương nghiệp (Bộ Nội thương). Đặc biệt với kinh nghiệm trên 10 năm nâng cấp đào tạo bậc cao đẳng và liên kết đào tạo bậc đại học, sau đại học với các trường đại học có uy tín; sau khi tích cực phấn đấu, đổi mới, tạo ra được nhiều bước đột phá có hiệu quả để đạt được các tiêu chí của Trường đại học, ngày 26/7/2011 Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương theo Quyết định số 1258/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Ngày 01 tháng 3 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 378/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương thành Trường Đại học Hải Dương.

Trường Đại học Hải Dương là trường công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; được xây dựng theo mô hình trường đào tạo đa cấp, đa ngành trên cơ sở thế mạnh của các ngành vốn có thuộc khối kinh tế, kỹ thuật và phát triển các ngành đào tạo khác theo nhu cầu xã hội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Hải Dương

+ Ban Giám hiệu: Gồm 01 Hiệu trưởng, 03 Phó Hiệu trưởng;

+ Phòng, ban đơn vị trực thuộc: Gồm có 10 phòng, ban; 14 khoa, tổ bộ môn; 7 trung tâm và 01 trạm y tế;

+ Tổng số cán bộ, giảng viên và nhân viên, lao động: 325 người (Tính đến tháng 8 năm 2012). Giảng viên cơ hữu 225 người đảm bảo cả về cơ cấu lẫn chất lượng với chuyên môn đa ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội; Ngoài ra, Nhà trường đã hợp đồng với trên 20 tiến sỹ, chuyên gia giảng dạy thỉnh giảng và hợp tác nghiên cứu khoa học (NCKH).

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Hải Dương năm 2012

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ) HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG 3 KHỐI PHÒNG BAN 1. Tổ chức Cán bộ 2. Tài chính - Kế toán 3. Tổng hợp 4. NCKH & các dự án phát triển 5. Quản trị - Thiết bị 6. Hợp tác đào tạo 7. Quản lý Đào tạo

8. Công tác Học sinh - Sinh viên

9. Thanh tra Kiểm định chất lượng

10. Ban Dự án

KHỐI KHOA VÀ TỔ BỘ MÔN TƯƠNG ĐƯƠNG

1. Khoa học cơ bản 2. Lý luận Chính trị 3. Ngoại ngữ 4. Tổ Luật Kinh tế 5. Tổ Giáo dục thể chất; Tổ Giáo dục quốc phòng 6. Công nghệ Nhiệt - lạnh 7. Kinh tế - Quản trị 8. Tài chính - Ngân hàng 9. Kế toán - Kiểm toán 10. Sư phạm kỹ thuật

11. Nông nghiệp phát triển nông thôn và chăn nuôi thú y

12. Điện tử - Truyền thông 13. Cơ điện

14. Công nghệ Thông tin

KHỐI TRUNG TÂM, TRẠM

1. Công nghệ thông tin 2. Ngoại ngữ

3. Hỗ trợ đào tạo

4. Thư viện - Truyền thông 5. Thực hành; Chuyển giao công nghệ kỹ thuật tổng hợp

6. Thực hành; Chuyển giao Công nghệ tin học, kế toán, quản trị văn phòng

7. Phục vụ đời sống & việc làm 8. Trạm y tế

+ Tổ chức Đảng, đoàn thể: Đảng bộ Trường Đại học Hải Dương có 112 đảng viên (trong đó 75 nữ đảng viên), sinh hoạt tại 17 chi bộ; Công đoàn cơ sở có 325 người sinh hoạt tại 30 Tổ Công đoàn; Ban chấp hành Công đoàn trường có 15 người); Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trên 6.000 đoàn viên; Hội Sinh viên có trên 3.000 hội viên; Chi hội Cựu chiến binh có 15 người; Ngoài ra còn có các tổ chức hội như: Hội Khoa học - Kỹ thuật, Chi hội Kế toán - Kiểm toán, Chi hội Việt - Nga…

2.1.3. Quy mô đào tạo

* Về bậc đào tạo

Trường Đại học Hải Dương là trường đào tạo đa cấp, đa ngành, hiện nay Nhà trường đang triển khai 5 bậc đào tạo: Đại học, Cao đẳng; Trung cấp chuyên nghiệp; Dạy nghề và liên thông Nghề - Trung cấp; Trung cấp - Cao đẳng; Cao đẳng - Đại học. Trong đó Nhà trường trực tiếp đào tạo 4 bậc và liên kết với các trường Đại học (Học viện Tài chính, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại ngữ…) đào tạo liên thông cao đẳng - đại học và đào tạo sau đại học.

* Về ngành đào tạo:

Với phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội, Nhà trường tiếp tục mở rộng ngành nghề đào tạo. Căn cứ các ngành đã đăng ký theo Dự án khả thi Thành lập Trường Đại học đã được phê duyệt (25 ngành kỹ thuật, 22 ngành kinh tế - xã hội và 10 ngành sư phạm) và các quy định của Nhà nước hiện hành về mở các ngành đào tạo, trong năm học 2012 - 2013, Nhà trường đã xây dựng các đề án mở thêm 07 ngành đào tạo đại học mới: Sư phạm Toán, Sư phạm Lý, Sư phạm kỹ thuật Công nghiệp, Chính trị học, Quản trị du lịch và lữ hành, Quản trị văn phòng và Công nghệ thông tin đồng thời tích cực chuẩn bị mở các ngành đào tạo Sau đại học.

- Tháng 5/2013, Bộ Giáo dục và đào tạo đã cho phép đào tạo 02 ngành: Chính trị học, Quản trị du lịch và lữ hành; đang xem xét 02 ngành: Quản trị văn phòng, Công nghệ thông tin; 03 ngành đã có thông báo chờ Bộ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đào tạo đủ giảng viên lên lớp cho trình độ đại học xong mới giải quyết.

- Hiện nay, Trường đang triển khai đào tạo 14 ngành học hệ chính quy (07 ngành Kinh tế, 05 ngành Kỹ thuật, 02 ngành Chính trị và xã hội) với 19 chuyên ngành ở 3 bậc học đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Ngành đào tạo tăng gấp 02 lần so với năm học 2005 - 2006 và tăng gấp 4 lần so với năm học 2001 - 2002. Năm học 2012 - 2013, Trường tiếp tục xây dựng Đề án mở ngành và được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt thêm 10 ngành đào tạo, trong đó có 09 ngành đào tạo bậc đại học. Khẳng định sự sáng suốt, nhạy bén của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, tập thể sự phạm Nhà trường đã đồng tâm hiệp lực phát triển ngành nghề, quy mô, chất lượng đào tạo góp phần nâng cao vị thế, thương hiệu Nhà trường.

Riêng đào tạo trình độ đại học so với Dự án nâng cấp Trường lên Đại học thì lộ trình đào tạo các ngành trình độ đại học giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015 đã vượt xa so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, đến tháng 7/2013, sau 02 năm được nâng cấp lên Đại học, Nhà trường đã được phép mở và đào tạo 09 ngành đại học (so với đề án nâng cấp Trường đều trước lộ trình từ 1 đến 5 năm) theo các lĩnh vực: kinh tế (5), kỹ thuật (03) và xã hội (01) với quy mô tuyển sinh trình độ đại học là 1500 sinh viên. So sánh kế hoạch trong Dự án khả thi nâng cấp Trường lên Đại học thì về ngành đạt 9/2 = 450%; vượt xa kế hoạch đề ra.

* Quy mô đào tạo:

- Quy mô và chất lượng đào tạo của Nhà trường năm sau cao hơn năm trước. Năm học 2012 - 2013, quy mô đào tạo của Nhà trường là trên 7.000 học sinh, sinh viên (HSSV), với 20 ngành thuộc 3 hệ đào tạo chính quy: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Ngoài ra còn đào tạo liên thông Trung cấp - Cao đẳng, Cao đẳng - Đại học, liên kết đào tạo liên thông Cao đẳng - Đại học...; hợp tác tổ chức các lớp đào tạo Sau Đại học. Quy mô đào tạo hệ chính quy của Nhà trường theo các trình độ giai đoạn từ năm 2011 đến nay đều tăng.

Quy mô đào tạo của Nhà trường trong 3 năm học gần đây được thể hiện ở bảng sau đây:

Bảng 2.1: Quy mô đào tạo của Trường Đại học Hải Dương từ năm 2009 đến hết năm 2012 Đơn vị tính: Người Năm học Tổng số HSSV Trong đó

Đại học Cao đẳng Trung cấp Liên kết đào

tạo đại học

2009 - 2010 6.874 0 3.863 1.917 1.094

2010 - 2011 7.263 0 3.732 1.986 1.545

2011 - 2012 8.052 71 5.688 1.238 955

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo )

Xác định được mục tiêu đào tạo là nâng cao chất lượng cán bộ quản lý Kinh tế - Kỹ thuật thực hành… nên hàng năm Nhà trường đều rà soát chương trình đào tạo, bổ sung thêm các môn kỹ năng nghề nghiệp, tăng thời lượng thực hành, xêmina… Chất lượng đào tạo được đánh giá tăng trên 10% hàng năm.

Với phương châm đào tạo gắn liền với thực tiễn trên cơ sở nắm bắt nhu cầu của xã hội, đào tạo theo địa chỉ, hợp tác cung cấp cử nhân kinh tế, kỹ thuật cho các doanh nghiệp và các khu công nghiệp trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh nên phần lớn HSSV của Trường sau khi tốt nghiệp đã sớm tìm được việc làm đúng ngành, nghề được đào tạo và có khả năng làm việc tốt được các cơ quan, doanh nghiệp ghi nhận. Do vậy quy mô đào tạo của Nhà trường hàng năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: Năm học 2010 - 2011 tăng 2,17% so với năm học 2009 - 2010, năm học 2011 - 2012 so với năm học 2010 - 2011 tăng 8,12%.

2.2. Thực trạng nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương

2.2.1. Số lượng giảng viên

Bảng 2.2: Cơ cấu giảng viên theo đơn vị công tác của Trường Đại học (ĐH) Hải Dương năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: Người TT Đơn vị 2012 2013 1 Khoa học cơ bản 17 18 2 Lý luận chính trị 17 20 3 Ngoại ngữ 20 29 4 Tổ Luật Kinh tế 10 14 5 Tổ Giáo dục thể chất 14 15 6 Tổ Giáo dục quốc phòng 3 5

7 Khoa Quản trị kinh doanh 25 33

8 Khoa Kinh tế 27 37

9 Khoa Tài Chính - Ngân hàng 21 31

10 Khoa Kế toán - Kiểm toán 11 24

11 Khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 4 10

12 Quản trị Văn phòng 4 6

13 Sư phạm kỹ thuật 2 11

14 Điện tử truyền thông 4 9

15 Cơ điện lạnh 2 10

16 Chăn nuôi thú y 10 13

17 Phát triển nông thôn 9 11

18 Trung tâm ngoại ngữ 5 6

19 Trung tâm thực hành & giới thiệu sản phẩm 7 8 20 Trung tâm nghiên cứu thực hành, chuyển giao công

nghệ, Kế toán và Quản trị văn phòng

3 5

Tổng số 225 325

(Nguồn: Trường Đại học Hải Dương)

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ giảng viên trường Đại học Hải Dương đã có những chuyển biến, số lượng giảng viên ngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ cao cũng được tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân hàng năm vẫn chưa thực sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Đội ngũ giảng viên của Trường tính đến 15/8/2013 có tổng số 325 giảng viên. Căn cứ vào chương trình

đào tạo, bồi dưỡng các hệ từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Liên thông đào tạo các hệ từ Cao đẳng lên đại học và từ Trung cấp lên đại học, và các hệ đào tạo khác. Ước tính mỗi năm trường có khoảng 1500 lớp do đó số giảng viên cần thiết được tính bằng tổng số giờ trong 1 năm chia cho Số giờ định mức.

Theo thông tư liên tịch số 06/2011/ TTLT-BNV ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục đào tạo “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”; Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy cho chức danh Giảng viên: 280 giờ chuẩn/ năm;

Số giảng viên cần thiết được tính: 1500 x 70 giờ/280 giờ = 375 (GV). Trong khi đó Trường mới có 325 giảng viên. Vậy, số lượng giảng viên nhà trường đó thiếu khoảng 50 giảng viên, chưa kể số giảng viên kiêm nhiệm công tác khác của trường.

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên Trường ĐH Hải Dương

Biểu đồ 2.1: Số lượng giảng viên của Trường Đại học Hải Dương theo độ tuổi đến năm 2012

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Biểu đồ 2.1 cho thấy: tỉ lệ giảng viên từ 55 đến 60 tuổi chiếm 2,67%; tỉ lệ giảng viên từ 45 đến 54 tuổi chiếm 4,44%; tỉ lệ giảng viên từ 36 đến 44 tuổi chiếm 4%; đặc biệt tỉ lệ giảng viên trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn (88,89%), điều này khẳng định sức mạnh tuổi trẻ của một trường đại học tuổi đời chưa đầy một năm tuổi (tính đến năm học 2012 - 2013) đang tràn đầy nghị lực.

Giảng viên trẻ có nhiều ưu thế: năng động, tích cực trong tiếp cận nhưng tri thức mới, hăng say, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, tích cực tìm tòi và say mê trong NCKH; là giảng viên mới rời trường đại học hoặc vừa tốt nghiệp thạc sĩ… đã được tiếp cận những tri thức mới, tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại ở các trường đại học tiên tiến, ở các học viện trong và ngoài nước…; đây cũng là thế mạnh của Nhà trường trong việc lựa chọn để quy hoạch vào các vị trí chủ chốt.

Bên cạnh những ưu điểm, thế mạnh về giảng viên trẻ cũng bộc lộ khá rõ sự

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 60)