Hoàn thiện đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 131 - 133)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

3.2.5. Hoàn thiện đánh giá giảng viên

Công tác thanh, kiểm tra và đánh giá giảng viên trong Trường nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, việc thực hiện nhiệm vụ của Trường, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của Nhà trường, cán bộ, viên chức và người học trong lĩnh vực giáo dục. Nhằm giúp Ban giám hiệu thu thập thông tin chính xác, kịp thời và có cái nhìn tổng thể về công quản lý nguồn nhân lực giảng viên từ đó đề ra giải pháp khắc phục những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý điều hành, từng bước đưa các hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp, thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định hiện hành. Cụ thể kiểm tra giảng viên nhằm:

- Đánh giá giảng viên nhằm chấn chỉnh nề nếp công tác của họ trong trường. - Sớm phát hiện được những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, các nguyên nhân dẫn đến sai lệch đó. Ngăn chặn được những biểu hiện tiêu cực phát sinh trong giảng viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của trường.

- Động viên khích lệ tập thể giảng viên, cá nhân giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đồng thời cũng đánh giá phân loại những giảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ để có hình thức đánh giá, xếp loại, bồi dưỡng, luân chuyển, sắp xếp công việc cho phù hợp.

Để làm tốt nhiệm vụ này, Hiệu trưởng cần chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá và phân loại giảng viên. Thể chế hoá tiêu chuẩn người cán bộ quản lý giáo dục phải gắn với đào tạo, bồi dưỡng với việc đề bạt, bổ nhiệm và tăng lương. Có chế độ khen thưởng, chính sách đối với giáo viên giỏi, phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua các cấp, giáo viên giỏi các cấp... Cần thể hiện xứng đáng vai trò, vị trí của giảng viên. Các danh hiệu của Nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua các cấp... phong tặng cho giảng viên với số lượng ít, nhiều khi chưa phản ánh đầy đủ vai trò, vị trí của Giảng viên nên chưa có tác dụng động viên. Do vậy, cần tiếp tục thực hiện triệt để các chính sách hiện hành đối với giáo viên và thể chế hoá các chính sách như điều 114, 115... của Luật giáo dục (2005) đã ban hành. Hiệu trưởng phải chỉ đạo việc đánh giá luân chuyển và đề bạt giảng viên một cách khoa học theo kế hoạch đã được xây dựng từ trước.

Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ có tác dụng nâng cao năng lực và trình độ của giảng viên của nhà trường. Thanh tra giáo dục nhằm đảm bảo việc thi hành pháp luật, phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa và xử lý vi phạm và từ đó nâng cao chất lượng giảng viên. Nội dung thanh kiểm tra bao gồm:

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; đạo đức nghề nghiệp.

- Chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước các các quy định của nhà trường.

- Thực hiện các cuộc vận động; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong giảng dạy, coi thi, chấm bài thi ...

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện qui trình, qui chế (Chuẩn bị giáo án, bài giảng; thực hiện lịch trình, thời khoá biểu; đổi mới phương pháp giảng dạy; thực hiện giảng dạy đúng nội dung môn học theo mấu số 4; ...)

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ (Biên soạn Chương trình môn học, giáo trình, bài giảng mẫu; đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo đăng ký viết; kết quả thực hiện...); công tác học tập bồi dưỡng đạt chuẩn.

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác được Trường, khoa (phòng), bộ môn (tổ công tác) giao và các công tác kiêm nhiệm khác.

Việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý và việc thực hiện nhiệm vụ của giảng viên cần có các tiêu chí đánh giá xếp loại rõ ràng và minh bạch hơn, lấy căn cứ là nhiệm vụ đã được giao từ đầu năm học của mỗi cán bộ quản lý, mỗi giảng viên. Tuy nhiên hiện nay việc kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật trong các trường hầu như chưa được tổ chức tốt và đôi khi còn thiếu công bằng, thiếu kiên quyết, còn nể nang và nặng về tình cảm, thiếu căn cứ vào nhiệm vụ của mỗi người. Chính hiện tượng này đã làm giảm tính động viên, kích thích trong đánh giá và trong công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ quản lý và giảng viên của Nhà trường Thực tế ở nhiều trường cho thấy nơi nào tăng cường hoạt động thanh kiểm tra tốt thì nơi đó chất lượng giảng viên được đảm bảo tốt hơn, hoạt động giảng dạy đi vào nề nếp hơn. Do vậy, trường cần có phương pháp sử dụng công cụ này một cách hiệu quả.

Hoàn thiện các quy chế kiểm soát nội bộ, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Khoa và rà soát, bố trí sắp xếp lại đội ngũ giáo viên không đáp ứng yêu cầu xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định về kiểm tra, giám sát chất lượng và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên cả trước, trong và sau quá trình thực thi nhiệm vụ nhằm tăng cường chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động đào tạo và giảng dạy của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w