Thực trạng đánh giá giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 92 - 97)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

2.3.5. Thực trạng đánh giá giảng viên

* Phương pháp đánh giá

Việc ghi nhận và đánh giá thành tích của giảng viên luôn được lãnh đạo các trường quan tâm. Vì đây là yếu tố tạo động lực kích thích cho giảng viên phát huy cao hơn vai trò và trách nhiệm bản thân trong công tác giảng dạy và NCKH. Đánh giá đúng người, đúng việc, và khen đúng người đúng thành tích chính là động lực giúp cho giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngược lại, nếu làm không tốt công việc này thì nó cũng chính là nguyên nhân tiềm ẩn cho các vấn đề nảy sinh. Thông qua khảo sát và phỏng vấn một số giảng viên cho thấy việc làm này của các trường được đánh giá khá tốt. Hàng năm nhà trường đã thành lập các tổ thanh, kiểm tra thành tích của từng giảng viên thông qua các tiêu chí thi đua cụ thể.

Trong thực tế, nhiều trường đã sử dụng phương pháp đánh giá giảng viên dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể của giảng viên đạt lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua và thông qua các tiêu chí cụ thể. Ví dụ chiến sỹ thi đua phải tham gia hội giảng cấp khoa, cấp trường, ngoài ra phải có ít nhất 1 công trình khoa học đó là viết giáo trình, đề cương bài giảng hoặc có bài đăng ở các tạp chí khoa học, nội san nhà trường… Cuối mỗi năm học các trường tiến hành tổng hợp, bình xét các tiêu chuẩn đạt được so với các tiêu chuẩn đặt ra của các trường.

Việc đánh giá giảng viên qua cách làm như trên tuy có những ưu điểm đó là bắt buộc giảng viên phải phấn đấu đủ các điều kiện để đạt được các danh hiệu đã đăng ký. Tuy nhiên do hạn chế chỉ tiêu của các danh hiệu bậc cao như chiến sỹ thi

đua nên hạn chế việc đăng ký, dẫn đến tư tưởng không muốn phấn đấu khi họ không được nằm trong danh sách đăng ký. Do vậy chưa thực sự tạo động lực kích thích giảng viên tham gia phấn đấu giảng dạy và nghiên cứu khoa học.

Theo ý kiến đánh giá của một số cán bộ quản lý và giảng viên thì việc đánh giá còn mang nặng tính nể nang, cảm tính, thường tập trung các danh hiệu thi đua vào cán bộ quản lý, phương pháp đánh giá chưa khách quan nên hiệu quả của công tác này chưa cao chưa thực sự trở thành một công cụ kích thích đối với giảng viên. Từ đó có thể đánh giá trên mấy yếu tố:

+ Về tiêu chuẩn đánh giá có thể nhận thấy tương đối phù hợp ở mức độ của một giảng viên. Tuy nhiên cần có thêm các tiêu chuẩn sát với năng lực và sự cống hiến của giảng viên hơn nữa.

+ Về phương pháp đánh giá tương đối hợp lý, các bộ môn, khoa dựa vào các bản đăng ký hế hoạch hàng năm so với kết quả đạt được của các giảng viên để xếp loại phù hợp. Một số trường tuy có sự đánh giá, khách quan nhưng nhìn chung đôi lúc vẫn còn ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ nên còn thể hiện sự nể nang giữa đồng nghiệp với nhau do vậy phần nào hạn chế động lực kích thích thi đua của giảng viên. Nguyên nhân do một số tiêu chí đánh giá hoặc chất lượng công tác đánh giá chưa thực sự sát với năng lực và sự cống hiến của giảng viên nên đòi hỏi lãnh đạo các trường cần xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá hợp lý hơn. Có như vậy mới kích thích được giảng viên nhiệt huyết, hăng say, tận tụy với sự nghiệp đào tạo với nhà trường.

Từ thực tế trên, để công tác đánh giá giảng viên thực sự có hiệu quả và dần đi vào nề nếp, tạo động lực trong thi đua, ghi nhận sự cống hiến của họ đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần có những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thật cụ thể, phương pháp cũng như hình thức đánh giá chặt chẽ một mặt tạo động lực thi đua, mặt khác sẽ tìm được đối tượng khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng ý nghĩa thi đua là động lực để phát triển.

Trong thực tế, qua phỏng vấn một số cán bộ quản lý và giảng viên chúng tôi nhận thấy rằng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên của trường chưa đi vào

chiều sâu, chất lượng và về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng giảng viên trong điều kiện hiện nay. Những điểm hạn chế, yếu kém nhất là việc tổ chức các lớp bồi dưỡng theo kế hoạch của trường song công tác bố trí người học, triển khai lớp học, quản lý sỹ số lớp học và đánh giá kết quả sau mỗi khóa học còn nhiều bất cập dẫn đến hiệu quả thu được thấp.

* Tiêu chí đánh giá

- Kiểm tra mức độ đáp ứng yêu cầu của giảng viên

Cùng với việc chỉ đạo công tác đổi mới nội dung giảng dạy thì việc kiểm tra đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường cũng là việc hết sức cần thiết. Chính vì thế mà trong những năm gần đây việc triển khai công tác đổi mới phương pháp giảng dạy đã được lãnh đạo trường quan tâm chỉ đạo. Cụ thể trường đã tổ chức được nhiều cuộc hội thảo khoa học về đổi mới phương pháp giảng dạy và đã được đông đảo các nhà khoa học cũng như giảng viên tham gia. Hàng tuần, Nhà trường đều có một buổi hội thảo chuyên môn cấp trường. Bên cạnh đó, các trường thường xuyên tổ chức các hội giảng cấp khoa, cấp trường, qua đó tạo điều kiện để giảng viên học tập lẫn nhau về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, nhất là giảng viên trẻ vừa được tuyển dụng. Ngoài ra, trường cũng đã thành lập các nhóm, tổ đặc biệt làm phòng Thanh tra và Kiểm định chất lượng chuyên gia tham dự các giờ giảng của một số giảng viên để từ đó có những động viên, nhắc nhở kịp thời (đối với một số giảng viên còn hạn chế), đồng thời biểu dương, khen ngợi những tấm gương giảng viên có năng lực, tạo động lực kích thích cho giảng viên trong toàn trường. Tuy nhiên việc đổi mới phương pháp giảng dạy chưa tạo được bước chuyển biến thực sự và rõ nét so với yêu cầu giảng dạy theo hệ thống tín chỉ. Trong thực tế đa số giảng viên biết sử dụng công nghệ tin học vào giảng dạy. Trường đã trang bị cho các phòng học hệ thống máy chiếu hiện đại. Tuy nhiên sự thành thạo của một số giảng viên trong sử dụng công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Điều đó phần nào đã hạn chế việc truyền tải thông tin cho sinh

viên, tạo ra sức ì khá lớn trong giảng viên. Đây cũng là hạn chế khá lớn cần được lãnh đạo trường kiểm tra, đôn đốc, sát sao đối với giảng viên trong thời gian tới.

- Kiểm tra, thanh tra quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy

Thanh tra, kiểm tra là một khâu công việc hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học đối với trường. Thời gian qua, trường đã thực hiện tương đối tốt khâu công việc này. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế cho thấy các khoa, bộ môn của trường một số thời điểm cũng chưa thực sự coi trọng công tác thanh tra, kiểm tra.

Công tác thanh kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch giảng dạy của giảng viên Trường Đại học Hải Dương được kết hợp bởi hai nhóm thanh tra chính gồm: Thanh tra hành chính và Thanh tra chuyên môn. Trong đó nhóm Thanh tra hành chính chủ yếu kiểm tra đôn đốc về giờ giấc lên lớp của giảng viên, không vào muộn, ra sớm đảm bảo nề nếp và tác phong lên lớp. Nhóm Thanh tra chuyên môn bao gồm các giảng viên được các Khoa chuyên ngành phân công để thực hiện công tác chuyên môn bao gồm thanh kiểm tra về giáo án, nội dung bài giảng, tiến độ giảng dạy, cách thức kiểm tra và thi, đánh giá học phần...Với hình thức triển khai như trên, hầu hết các giảng viên của trường đã ý thức được về trách nhiệm của mình đối với công việc và thực hiện tốt kế hoạch giảng dạy đã được phân công.

- Về kiểm tra kết quả nghiên cứu khoa học

NCKH là nhiệm vụ bắt buộc của người giảng viên, do đó việc thanh kiểm tra tại trường cũng được tổ chức khá công khai và bài bản. Đầu các năm học, mỗi giảng viên dựa trên nhiệm vụ công tác của mình sẽ tiến hành đăng ký thi đua trong đó có cả nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Chiếu theo kết quả đăng ký thi đua cá nhân mà Phòng Quản lý khoa học sẽ dựa theo quy định của Bộ giáo dục để quy đổi về các sản phẩm khoa học mà mỗi giảng viên cần phải hoàn thành. Đến cuối năm học các giảng viên nộp minh chứng các sản phẩm trong năm và phòng Quản lý khoa học sẽ tổng kết và quy đổi giờ khoa học. Theo quy định hiện hành, mỗi năm học giảng viên cần phải thực hiện ít nhất 400 giờ khoa học, dựa theo tiêu chuẩn này thì hiện nay còn có một số lượng lớn các giảng viên trẻ chưa đáp ứng được. Lý do chủ yếu

vì kinh nghiệm nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa tiếp cận với nhiều nguồn tài liệu khác nhau và việc đấu thầu các đề tài cấp cơ sở, cấp bộ còn rất ít.

Bảng 2.16. Đánh giá công tác kiểm tra hiệu quả công việc của giảng viên Trường ĐH Hải Dương năm 2013

TT Tiêu chí Mức

1 2 3 4 5

1 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc là rất cần thiết 0 1 7 28 11 4,04

2 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc tại nhà trường

là công bằng và chính xác

0 3 20 20 4 3,53

3 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện

công khai giữa anh chị và lãnh đạo nhà trường

0 0 5 33 20 4,09

4 Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện

công khai trước tập thể trong trường

0 0 9 34 4 3,89

5 Kết quả đánh giá được thông báo và giải thích rõ ràng 1 5 27 13 1 3,16

6 Phương pháp đánh giá của trường hiện nay là hợp lý 7 13 12 11 4 2,82

Mức độ hài lòng chung 3,58

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Kết quả điều tra cho thấy phần lớn các cán bộ giảng viên của trường đều hài lòng với các phương thức kiểm tra đánh gía kết quả công việc mà trường đang áp dụng. Những cán bộ giảng viên được hỏi đều nhất trí về việc đánh giá thường xuyên hiệu quả làm việc của họ là công việc nên tiến hành thường xuyên, và được các cán bộ quản lý thực hiện một cách công bằng và chính xác, đảm bảo công khai. Tuy nhiên đa phần số giảng viên lại cho biết kết quả đánh giá về hiệu quả công việc của họ chưa được nhà trường và lãnh đạo các phòng ban giải thích rõ ràng để bản thân đôi ngũ giảng viên chủ động trong việc khắc phục những điểm yếu.

Ngoài ra việc đánh giá hiện nay vẫn sử dụng phương pháp đánh giá truyền thống là cán bộ giảng viên tự đánh giá (2,82 điểm) sau đó cán bộ phòng ban họp và tự đánh giá lẫn nhau nên còn tình trạng kiêng nể trong đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ, công việc. Do đó cán bộ quản lý nhà trường cần nghiên cứu và áp dụng những phương thức đánh giá khác phù hợp với hoạt động của nhà trường, đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong đánh giá cán bộ giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w