Đánh giá theo tiêu chí chất lượng giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 102 - 105)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

2.4.1.2. Đánh giá theo tiêu chí chất lượng giảng viên

Biểu đồ 2.7: Đánh giá chất lượng giảng viên của cán bộ quản lý tại Trường ĐH Hải Dương năm 2013

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Phần đánh giá này sẽ xem xét mức động hài lòng của nhà quản lý đối với chất lượng của giảng viên của Trường Đại học Hải Dương.

Theo bảng số liệu trên thì ta nhận thấy một cách chung nhất rằng, các nhà quản lý chưa thật sự cảm thấy hài lòng về chất lượng của giảng viên tại trường, điều này được thể hiện ở gần 30% cán bộ quản lý đánh giá chưa hài lòng; đối với tiêu chí giảng viên có trách nhiệm và lòng yêu nghề cũng chỉ có 67,9% số nhà quản lý được hỏi đồng ý, 22,1% còn lại không đồng ý; tiêu chí cuối cùng là cảm thấy chất lượng công việc của giảng viên được nâng lên rõ rệt sau đào tạo có 61,5% số nhà quản lý được hỏi đồng ý, 28,5% không đồng ý.

Theo kết quả điều tra và lấy ý kiến của sinh viên cho kết quả như sau:

1. VỀ NỘI DUNG BÀI GIẢNG KHÔNG

1.1 Giảng viên có trình bày mục tiêu bài giảng không? 97.35% 2.65% 1.2 Cách mở bài của GV có thu hút được HSSV không? 46.91% 53.09% 1.3 Nội dung bài giảng có phù hợp với mục tiêu bài

giảng không?

75.21% 24.79% 1.4 Nội dung bài giảng có đáp ứng được đầy đủ các mục

tiêu không?

81.41% 18.59% 1.5 Nội dung bài giảng có cập nhật, mở rộng kiến thức

không?

72.15% 27.85% 1.6 Nội dung bài giảng có thú vị và hấp dẫn không? 39.57% 60.43% 1.7 Nội dung bài giảng có phù hợp với trình độ SV? 87.34% 12.66% 1.8 Khối lượng kiến thức có phù hợp với trình độ SV? 49.56% 50.44% 1.9 Bố cục bài giảng được sắp xếp hợp lý? 47.78% 52.22% 1.1 Phân bổ thời gian giảng dạy các phần hợp lý? 64.13% 35.87% 1.11 Các ví dụ minh họa phù hợp với nội dung? Có dễ

hiểu hay không?

52.87% 47.13% 1.12 Giảng viên có giới thiệu tài liệu học tập và tham

khảo không cho từng bài học không?

87.58% 12.42%

2. VỀ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỦA GV

2.1 Tốc độ nói của giảng viên có phù hợp không? 47.29% 52.71% 2.2 Giảng viên giảng có dễ hiểu không? 49.94% 50.06% 2.3 Giảng viên có tương tác với sinh viên không? 52.37% 47.63% 2.4 Giảng viên giảng bài có hấp dẫn, sinh động? 61.67% 38.33% 2.5 Giảng viên có sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ

giảng dạy không?

58.54% 41.46% 2.6 Giảng viên có áp dụng phương pháp dạy học tích

cực không?

48.82% 51.18% 2.7 Giảng viên có khơi nguồn sáng tạo cho sinh viên? 51.67% 48.33%

3. TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY

3.1 Giảng viên có cung cấp tài liệu cho sinh viên? 91.58% 8.42% 3.2 Tài liệu được phát có phù hợp với bài giảng không? 67.49% 32.51% 3.3 Giảng viên chuẩn bị tài liệu có hấp dẫn? 49.56% 50.44% 3.4 Các mô hình, hình ảnh, ví dụ minh họa có phù hợp 51.30% 48.70%

1. VỀ NỘI DUNG BÀI GIẢNG KHÔNG

với nội dung bài giảng?

4. TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ NHIỆT TÌNH CỦA GV

4.1 Giảng viên thân thiện, cởi mở khi giảng bài? 43.45% 56.55% 4.2 Giảng viên luôn khuyến khích người học tham gia

vào bài giảng?

39.95% 60.05% 4.3 GV giải đáp thắc mắc nhiệt tình, thỏa đáng? 54.39% 45.61% 4.4 Giảng viên khuyến khích lối tư duy độc lập của sinh

viên

59.36% 40.64%

5. VỀ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ SINH VIÊN

5.1 Giảng viên có thường kiểm tra, đánh giá cuối bài không?

47.02% 52.98% 5.2 Cách đánh giá của giảng viên có minh bạch, công

khai, công bằng?

48.20% 51.80% 5.3 Bài kiểm tra có phù hợp với nội dung giảng dạy? 61.54% 38.46%

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Với 5 tiêu chí được xây dựng để lấy ý kiến đánh giá của người học về chất lượng của nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương cho thấy, theo quan điểm của người học thì chất lượng giảng viên còn một số điểm bất cập sau:

Thứ nhất, về nôi dung bài giảng của giảng viên thì hầu hết số người được hỏi đều đánh giá giảng viên đã thực hiện tốt, tuy nhiên còn một số vấn đề còn tồn tại như cách mở bài của giảng viên chưa thực sự lôi cuốn người học (53,09%), nội dung bài giảng còn chưa được hấp dẫn và thú vị (60,43%), bố cục bài giảng chưa hợp lý, khối lượng kiến thức còn nhiều đối với sinh viên.

Thứ hai, về phương pháp giảng dạy thì 50,06% số sinh viên đều cho giảng viên giảng bài chưa thực sự dễ hiểu, tốc độ nói của các giảng viên còn nhanh, và chưa áp dụng những phương pháp giảng dạy mới và tích cực. Đây cũng là vấn đề còn tồn tại của nhiều trường Đại học hiện nay. Phương pháp giảng dạy tốt sẽ là cơ sở quan trọng để người học có tinh thần học tập tốt.

Thứ ba, tài liệu phục vụ giảng dạy được người học đánh giá tốt, chỉ có tiêu chí mức hấp dẫn của tài liệu là được đánh giá chưa cao (50,44% số người được hỏi).

Thứ ba, hầu hết người được hỏi đều đánh giá cao về sự nhiệt tình của giảng viên trong việc giải đáp thắc mắc và khả năng khuyến khích tư duy của sinh viên. Tuy nhiên tiêu chí về sự thân thiện và cởi mở trong giảng dạy (56,55%) và khuyến khích sự tương tác với người học của giảng viên hiện nay (60,05%) còn chưa cao.

Thứ năm, với tiêu chí kiểm tra và đánh giá sinh viên cũng còn khá nhiều người học cho rằng giảng viên chưa thường xuyên kiểm tra và đánh giá cuối bài (52,98%), và cách đánh giá chưa minh bạch và công bằng (51,8%). Như vậy, chất lượng của giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương đang gặp phải những hạn chế nhất định, cần được nhà trường xem xét và có những chính sách, chương trình phù hợp để cải thiện tình hình này.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w