QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 42 - 43)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

1.2. QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN

1.2.1. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực giảng viên

Thuật ngữ Quản lý được sử dụng phổ biến trong xã hội và có rất nhiều định nghĩa về nó. Mỗi khái niệm lại là một cách nhận biết, một cách hiểu theo những quan điểm và phương pháp khác nhau. Tác giả tiếp cận một số định nghĩa như sau:

Theo Từ điển Tiếng Việt (1992) thì “Quản lý là hoạt động của con người tác động vào tập thể người khác để phối hợp điều chỉnh phân công thực hiện mục tiêu chung”. Giáo trình Khoa học quản lý của Viện Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006. Tr11) đưa ra định nghĩa: “Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Từ các định nghĩa trên có thể hiểu quản lý trong các trường đại học chính là sự tác động của chủ thể quản lý (Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo các trường) đến đối tượng quản lý (giảng viên) nhằm đạt được mục tiêu của các trường trong những điều kiện nhất định. Vì vậy, quản lý nguồn nhân lực giảng viên thực chất là quản lý con người với tư cách là đối tượng quản lý trong phạm vi nội bộ của các trường đại học thông qua việc sử dụng các quy chế quy định về quản lý và các quy tắc ứng xử của nhà trường đối với sự phát triển cán bộ giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo của các trường.

Quản lý nguồn nhân lực giảng viên bao gồm một hệ thống các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học đã được đúc rút và kiểm nghiệm qua thực tế để thực hiện các chức năng quản lý giảng viên, tạo động lực để thúc đẩy hoạt động liên kết và phối hợp các hoạt động, lãnh đạo và kiểm tra các hoạt động của họ để thực hiện các mục tiêu đặt ra của các trường. Quản lý nguồn nhân lực giảng viên còn được hiểu là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và gìn giữ một lực lượng giảng viên phù hợp với yêu cầu của nhà trường cả về mặt số lượng và chất lượng.

Quản lý nguồn nhân lực giảng viên là một trong những nội dung chủ yếu nhất của quá trình quản lý nguồn nhân lực trong ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và đối với mỗi trường đại học, cao đẳng nói riêng. Quản lý cán bộ giảng dạy

cũng phải thực hiện đầy đủ các nội dung của quá trình quản lý nguồn nhân lực như: kế hoạch hoá việc xây dựng và phát triển đội ngũ, tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng, huấn luyện, phát triển, đánh giá kết quả, đề bạt, thuyên chuyển và khen thưởng...

Từ phân tích trên có thể hiểu như sau: Quản lý nguồn nhân lực giảng viên thực chất là sự vận dụng các kiến thức, các nguyên tắc và các phương pháp khoa học về quản lý, là tổng thể các hoạt động của cán bộ quản lý trong các trường đại học để thu hút, xây dựng, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và phát triển CBGD đáp ứng mục tiêu và yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) của Nhà trường.

1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý nguồn nhân lực giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w