7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
3.2.6. Hoàn thiện đãi ngộ cho giảng viên
Để thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ giảng viên trong bối cảnh hiện nay khi các chính sách tiền lương chưa có sự thay đổi ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ giảng dạy nên các trường cần tăng cường chú trọng đến các chính sách đãi ngộ tinh thần để cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý gắn bó với nhà trường, tránh được tình trạng giảng viên xin chuyển công tác, trường cần rà soát và hoàn thiện chế độ đãi ngộ đối với cán bộ giảng dạy, cụ thể:
+ Nhà trường đang thực hiện chính sách trả lương theo khối lượng và chất lượng công việc. Đây là chính sách tiền lương kích thích được tính tích cực trong thực hiện công việc. Tuy nhiên, Nhà trường cần thể chế hóa chính sách này bằng văn bản, tránh tình trạng “đến hẹn lại lên” trong những lần xét lên lương hàng năm. Nhiều người có tuổi nhưng thiếu năng lực vẫn nghiễm nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, gấp ba lần những người trẻ tuổi có kiến thức và năng lực thực sự. Dù làm ít hay nhiều, hiệu quả hay không, miễn là không bị kỷ luật, giảng viên vẫn được trả lương theo ngạch, bậc. Thực tế đầy mâu thuẫn này vô hình chung làm triệt tiêu động lực học tập và phát triển của giảng viên.
+ Lên lương trước hạn cũng là một hình thức thưởng mà Trường Đại học Hải Dương thực hiện rất tốt. Ngoài ra, Nhà trường còn thực hiện bình xét thi đua theo tháng, quý, năm và có những mức thưởng khác nhau cho những người hoàn thành tốt và hoàn thành vượt mức công việc được giao. Tuy nhiên, Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng đối với những giảng viên có thành tích học tập tốt trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng.
+ Khuyến khích bằng vật chất và tăng thu nhập cho giảng viên: Tăng cường hiệu quả quản lý tài chính, tiết kiệm chi để tăng thu nhập cho giảng viên; Tăng đơn giá giờ chuẩn vượt mức cho giảng viên; Tăng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo.
+ Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng hơn đối với giảng viên để họ hăng hái hơn với công việc được giao. Đồng thời cho phép chấm dứt các hợp đồng giảng dạy đối với những cán bộ giảng dạy năng lực giảng dạy yếu, kém phẩm chất đạo đức, kém nhiệt tình, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.
+ Cần chú trọng hơn đến chế độ tiền thưởng hàng năm và hàng tháng từ nguồn phúc lợi theo chất lượng công việc đã hoàn thành của và giảng viên. Đồng thời, để động viên khuyến khích giảng viên đi học nâng cao trình độ, ngoài việc hỗ trợ học phí nhà trường nên quy định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo, tiền mua tài liệu,... các khoản theo công văn triệu tập nhập học của các trường nhất là giảng viên tham gia học cao học và nghiên cứu sinh.. để có thể giảm bớt khó khăn cho đội ngũ trong thời gian đi học.
Tuy nhiên, chế độ tiền lương, tiền thưởng và những chế độ đãi ngộ khác về tài chính không phải là tất cả đối với giảng viên, mà những đãi ngộ phi tài chính cũng quan trọng, nhiều khi còn quan trọng hơn cả đãi ngộ tài chính. Đó là tạo môi trường làm việc thuận lợi và bầu không khí thoải mái, sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo và quản lý, sự tôn trọng của đồng nghiệp và của sinh viên. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc tạo điều kiện cần và đủ để cán bộ giảng dạy có thu nhập và có cơ hội đạt các danh hiệu cao hơn. Sự quan tâm này thể hiện ở một số công việc cần làm như:
+ Thông qua liên kết với các trường hoặc các doanh nghiệp ngoài để giảng viên có thể tham gia giảng dạy.
+ Khuyến khích giảng viên viết bài đăng tải trên các tạp chí ngành và các tạp chí chuyên môn, khuyến khích nghiên cứu các đề tài khoa học cấp trường.
+ Có cơ chế khuyến khích giảng viên và cán bộ quản lý đi học cao học và nghiên cứu sinh để có học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ.
+ Tăng cường gắn kết đào tạo với thực tiễn tăng cường liên kết trong đào tạo. Kết quả điều tra người lao động cho thấy các yếu tố kích thích về tinh thần cũng cực kỳ quan trọng không kém gì các yếu tố vật chất. Đối với Trường Đại học Hải Dương với nguồn nhân lực chủ yếu là tầng lớp nhân viên có trình độ học vấn cao thì yếu tố động viên tinh thần đúng lúc sẽ khuyến khích người lao động hăng say làm. Nhà quản trị có trách nhiệm tạo cho người lao động có một niềm tin về tương lai phát triển của nhà trường. Cam kết về sự phát triển của nhà trường cũng là sự phát triển của chính bản thân người lao động và gia đình họ.
Các nhà quản lý của Trường Đại học Hải Dương cũng cần phải quan tâm đến cuộc sống của người lao động trong phạm vi và mức độ có thể. Giúp họ giải quyết những xung đột cá nhân giữa các đồng nghiệp, những khó khăn về vật chất và tinh thần mà họ đang gặp phải làm cho người lao động luôn toàn tâm toàn ý cho công việc, cho sự phát triển của Trường Đại học Hải Dương.
Nhà quản lý cần phải có những buổi gặp gỡ với đội ngũ Giảng viên, lắng nghe những vấn đề mà đội ngũ giảng viên đang quan tâm, đang chờ đợi ở nhà trường nhằm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của người lao động, tạo tinh thần làm việc tốt hơn cho đội ngũ Giảng viên. Những điều vô hình lại có vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt đó là vấn đề đối xử. Nhiều trường hợp nhân tài ra đi xuất phát từ nguyên nhân do lãnh đạo quan tâm hoặc đối xử không tốt. Như vậy, đòi hỏi đưa ra là nhà trường phải xây dựng một môi trường làm việc lành mạnh, ấm cúng, có đầy đủ phương tiện cho hoạt động, sáng tạo.
Xây dựng văn hóa Nhà trường: Con người bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa trong đó họ sống. Một nền văn hóa tổ chức tốt sẽ làm cho người giảng viên biết dấn thân cho nhà trường họ đang làm việc, biết phát huy hết những khả năng tiềm tàng nhằm đạt được hệu quả công việc. Văn hóa tổ chức thể hiện thành nội quy lao động, chế độ, quy tắc có tích chất ràng buộc. Vì vậy, nhà trường cần xây dựng một nội quy lao động hợp lý, dựa trên Luật lao động hiện hành và những đặc điểm riêng của nhà trường. Phổ biến rộng rãi nội quy, sứ mạng, mục tiêu của nhà trường cho giảng viên nhằm giúp giảng viên cùng cố gắng để đạt được mục tiêu của nhà trường cũng
là đạt được những lợi ích cho bản thân.
Qua thời gian lâu dài, văn hóa tổ chức trở thành những chuẩn mực, những giá trị, những tập quán, những thói quen bất thành văn. Những cái bất thành văn đó điều chỉnh các hành vi quản trị. Nhà trường phát triển hay không cũng một phần là do những cái bất thành văn đó.
Xây dựng văn hóa của nhà trường phải dựa trên cơ sở tôn trọng con người và ngược lại thì giảng viên cũng coi nhà trường như là ngôi nhà thứ hai của mình, xây dựng sự trung thành của giảng viên đối với nhà trưởng. Đẩy mạnh sự phát triển các một quan hệ thân thiện trong nội bộ dựa trên cơ sở lòng trung thực, quan tâm đến mọi người xung quanh, tạo sự tin cậy, phát triển tinh thần đồng đội, hợp tác. Đẩy mạnh sự cam kết giữa nhà trường đối với các thành viên về việc đảm bảo việc làm ổn định cho họ trong thời gian tồn tại của nhà trường, tạo ra một tỷ lệ thay đổi lao động thấp, thu hút tình cảm hướng về nhà trường của đội ngũ giáo viên.
Để nâng cao chất lượng đào tạo của các trường thì việc tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có nội dung hoạt động sát với các chuyên ngành mà nhà trường đào tạo cần được đưa vào kế hoạch cụ thể của nhà trường và các khoa/ bộ môn. Theo đó, mỗi học kỳ cần có kế hoạch mời lãnh đạo các doanh nghiệp đến giảng dạy kiến thức thực tế. Như vậy sẽ tăng thêm kiến thức và gợi mở cho sinh viên được nhiều vấn đề có tính thực tiễn. Hơn nữa tăng cường công tác liên kết với các doanh nghiệp để tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực tập tốt nghiệp và tìm kiếm các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.
+ Thường xuyên theo định kỳ cần lắng nghe ý kiến góp ý của các doanh nghiệp với tư cách là nhà sử dụng lao động đánh giá về chất lượng quản lý và đào tạo của nhà trường, để từ đó có những giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm không ngừng nâng cao chất lượng quản lý và đào đạo nhà trường.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho giảng dạy của các trường.
Cùng với các yếu tố khác, cơ sở vật chất phục vụ mục tiêu đào tạo và giảng dạy của nhà trường đóng vai trò quan trọng. Chính vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy của nhà trường thì lãnh đạo nhà trường cần chú trọng hơn đến
xây dựng cơ sở vật chất, để đáp ứng với quy mô và phát triển ngày một nhanh hơn của các trường, cũng như đáp ứng với xu thế phát triển về khoa học, công nghệ thông tin như hiện nay. Cụ thể cần xây dựng thêm các phòng học, phòng thực hành đạt tiêu chuẩn quy định, nâng cấp thư viện, hiện đại hóa cơ sở vật chất cho người học. Quan tâm đến đầu tư máy tính kết nối Internet, âm thanh, loa máy đạt chuẩn, phục vụ mục tiêu giảng dạy đạt kết quả cao. Ngoài ra việc đầu tư mua sắm các phần mềm trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng cần quan tâm. Đặc biệt để nâng cao chất lượng đào tạo và mục tiêu giảng dạy thì vấn đề đa dạng hóa các đầu sách, tài liệu, tư liệu, các phần mềm thực hành cho ngành tài chính, ngành kế toán. Đồng thời cần chú trọng đầu tư những phòng học phục vụ giảng dạy ngoại ngữ có chất lượng hơn. Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, nhà trường cần tập trung đầu tư hướng vào các vấn đề sau:
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp các thư viện, phòng tư liệu hiện có và đầu tư cho thư viện theo hướng hiện đại hơn nữa - thư viện điện tử.
- Xây dựng thêm các phòng đọc cho giảng viên và phòng đọc cho sinh viên. Cần tăng số lượng chỗ ngồi trong phòng đọc cho phù hợp với yêu cầu đọc tại chỗ của sinh viên và cần bố trí phòng đọc riêng cho giảng viên.
- Đầu tư nhiều hơn cho việc mua sắm sách báo, tài liệu tham khảo trong thư DXviện; tăng cường số đầu sách tham khảo cho giảng viên. Việc bổ sung tài liệu cho giảng viên cần có kế hoạch, thường xuyên và có tham khảo ý kiến của các khoa/ bộ môn chuyên môn.
- Tạo điều kiện tiến đến xây dựng thư viện hiện đại - thư viên điện tử
- Tăng cường mua sắm các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện dạy học tiên tiến, công nghệ cao, như đèn chiếu, máy vi tính, cao hơn nữa có thể sử dụng video, camera để phục vụ các giờ học thực hành cho sinh viên.
- Có cơ chế khuyến khích giảng viên sử dụng các phương tiện hiện đại vào giảng dạy, làm và sử dụng các giáo án trực quan cho từng môn học đặc thù.
- Đầu tư hơn nữa cho khu dịch vụ cho sinh viên nhằm tạo môi trường học tập và vui chơi để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện đối với sinh viên.