Số lượng giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 66 - 70)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

2.2.1. Số lượng giảng viên

Bảng 2.2: Cơ cấu giảng viên theo đơn vị công tác của Trường Đại học (ĐH) Hải Dương năm 2012 - 2013

Đơn vị tính: Người TT Đơn vị 2012 2013 1 Khoa học cơ bản 17 18 2 Lý luận chính trị 17 20 3 Ngoại ngữ 20 29 4 Tổ Luật Kinh tế 10 14 5 Tổ Giáo dục thể chất 14 15 6 Tổ Giáo dục quốc phòng 3 5

7 Khoa Quản trị kinh doanh 25 33

8 Khoa Kinh tế 27 37

9 Khoa Tài Chính - Ngân hàng 21 31

10 Khoa Kế toán - Kiểm toán 11 24

11 Khoa Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 4 10

12 Quản trị Văn phòng 4 6

13 Sư phạm kỹ thuật 2 11

14 Điện tử truyền thông 4 9

15 Cơ điện lạnh 2 10

16 Chăn nuôi thú y 10 13

17 Phát triển nông thôn 9 11

18 Trung tâm ngoại ngữ 5 6

19 Trung tâm thực hành & giới thiệu sản phẩm 7 8 20 Trung tâm nghiên cứu thực hành, chuyển giao công

nghệ, Kế toán và Quản trị văn phòng

3 5

Tổng số 225 325

(Nguồn: Trường Đại học Hải Dương)

Trải qua hơn 50 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đội ngũ giảng viên trường Đại học Hải Dương đã có những chuyển biến, số lượng giảng viên ngày một tăng lên, tỷ tệ thuận với đội ngũ giảng viên có chất lượng, có trình độ cao cũng được tăng lên, tuy nhiên tỷ lệ tăng bình quân hàng năm vẫn chưa thực sự đáp ứng so với nhiệm vụ đào tạo của Nhà trường. Đội ngũ giảng viên của Trường tính đến 15/8/2013 có tổng số 325 giảng viên. Căn cứ vào chương trình

đào tạo, bồi dưỡng các hệ từ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Liên thông đào tạo các hệ từ Cao đẳng lên đại học và từ Trung cấp lên đại học, và các hệ đào tạo khác. Ước tính mỗi năm trường có khoảng 1500 lớp do đó số giảng viên cần thiết được tính bằng tổng số giờ trong 1 năm chia cho Số giờ định mức.

Theo thông tư liên tịch số 06/2011/ TTLT-BNV ngày 06/6/2011 của Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục đào tạo “Quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc, chính sách đối với giảng viên tại cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”; Khung định mức giờ chuẩn giảng dạy được quy đổi từ quỹ thời gian giảng dạy cho chức danh Giảng viên: 280 giờ chuẩn/ năm;

Số giảng viên cần thiết được tính: 1500 x 70 giờ/280 giờ = 375 (GV). Trong khi đó Trường mới có 325 giảng viên. Vậy, số lượng giảng viên nhà trường đó thiếu khoảng 50 giảng viên, chưa kể số giảng viên kiêm nhiệm công tác khác của trường.

2.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực giảng viên Trường ĐH Hải Dương

Biểu đồ 2.1: Số lượng giảng viên của Trường Đại học Hải Dương theo độ tuổi đến năm 2012

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Biểu đồ 2.1 cho thấy: tỉ lệ giảng viên từ 55 đến 60 tuổi chiếm 2,67%; tỉ lệ giảng viên từ 45 đến 54 tuổi chiếm 4,44%; tỉ lệ giảng viên từ 36 đến 44 tuổi chiếm 4%; đặc biệt tỉ lệ giảng viên trẻ dưới 35 tuổi chiếm tỷ trọng lớn (88,89%), điều này khẳng định sức mạnh tuổi trẻ của một trường đại học tuổi đời chưa đầy một năm tuổi (tính đến năm học 2012 - 2013) đang tràn đầy nghị lực.

Giảng viên trẻ có nhiều ưu thế: năng động, tích cực trong tiếp cận nhưng tri thức mới, hăng say, nhiệt tình trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, tích cực tìm tòi và say mê trong NCKH; là giảng viên mới rời trường đại học hoặc vừa tốt nghiệp thạc sĩ… đã được tiếp cận những tri thức mới, tiếp cận với phương pháp giảng dạy hiện đại ở các trường đại học tiên tiến, ở các học viện trong và ngoài nước…; đây cũng là thế mạnh của Nhà trường trong việc lựa chọn để quy hoạch vào các vị trí chủ chốt.

Bên cạnh những ưu điểm, thế mạnh về giảng viên trẻ cũng bộc lộ khá rõ sự hạn chế về chất lượng, kinh nghiệm công tác cũng như hạn chế trong công tác cán

bộ, công tác quy hoạch… đối với giảng viên trẻ. Điều này đặt ra cho Nhà trường nhiệm vụ trọng tâm trong công tác cán bộ, công tác phát triển giảng viên trong từng thời điểm. Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cần phải được xác định là công tác thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng có khi lại quá trẻ, có khi lại quá già, không có sự cân đối giữa các độ tuổi. Nhà trường cần bổ sung số lượng giảng viên, xây dựng các tiêu chí và cần có chế độ ưu đãi, thu hút nhân tài trong tuyển dụng, cân đối về cơ cấu độ tuổi để đảm bảo sự kế cận, tính cân đối, hợp lý về giảng viên trong thời điểm hiện tại và các năm tiếp theo.

Biểu đồ 2.2. Số lượng giảng viên theo giới tính của Trường Đại học Hải Dương đến năm 2012

(Nguồn: Phòng Tổ chức Cán bộ)

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta có thể khẳng định về giới tính giữa nam và nữ trong trường có sự chênh lệch. Điều này xảy ra ở hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên cả nước bởi ở các trường học nói chung và trường đại học nói riêng (đặc biệt là các trường công lập) thì tỷ lệ nam - nữ bao giờ cũng có sự chênh lệch, điều đó chứng tỏ nữ giới phù hợp với nghề dạy học và mong muốn có công việc ổn định, nhưng ngược lại, về phía nhà trường, tỷ lệ nữ nhiều hơn nam có nhiều mặt hạn chế hơn. Đối với giảng viên nữ, ngoài công việc ở Trường, thường phải dành thời gian cho các công việc ở gia đình nhiều hơn so với nam giới nên không có thời gian

dành hoặc ngại tham gia việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…; do đó ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Để rút ngắn khoảng cách mất cân đối về giới tính, Nhà trường cần phải có kế hoạch cụ thể trong công tác tuyển dụng, chú trọng phát triển các ngành kỹ thuật, nhằm thu hút giảng viên nam. Bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi về thời gian giúp giảng viên nữ tham gia các lớp học nâng cao trình độ và tự bồi dưỡng, đồng thời cần làm tốt công tác tư tưởng về sinh đẻ kế hoạch đối với giảng viên nữ nhằm từng bước rút ngắn khoảng cách, cân đối về cơ cấu giới tính.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 66 - 70)