7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
2.3.4. Thực trạng đào tạo và phát triển giảng viên
Bảng 2.12: Hình thức đào tạo giảng viên của Trường Đại học Hải Dương năm 2010 - 2012
Hình thức đào tạo
Năm
2010 2011 2012
Lượt Tỷ lệ (%) Lượt Tỷ lệ (%) Lượt Tỷ lệ (%)
Đào tạo tại chỗ 18 27,27 21 30,43 26 35,61
các lớp bồi dưỡng
Tự học 36 54,55 31 44,93 27 36,91
Tổng 66 69 73
(Nguồn: Trường Đại học Hải Dương)
Cùng với các chính sách đào tạo và phát triển giảng viên, hàng năm Nhà trường đã xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển giảng viên. Để đạt được mục tiêu: nâng cao chất lượng giảng viên, chuẩn bị đội ngũ quản lý kế cận, trong quá trình lập kế hoạch, Nhà trường đã xác định nội dung đào tạo, cơ sở đào tạo, hình thức đào tạo và kinh phí phục vụ đào tạo.
- Nội dung đào tạo: Hiện nay nhà trường tổ chức các khóa đào tạo tập trung vào các nội dung chính như: Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên; Bồi dưỡng và nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác giảng dạy; Bồi dưỡng và nâng cao lý luận chính trị; Nâng cao trình độ chuyên môn giảng dạy cho giảng viên thông qua việc tham gia các khóa học dài hạn nâng cao trình độ như thạc sỹ, nghiên cứu sinh...
- Lựa chọn cơ sở đào tạo: Nhà trường có lựa chọn những cơ sở đào tạo có uy tín. Ví dụ: chương trình giáo dục học đại học do Học viện Quản lý giáo dục cung cấp và giảng dạy, chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên ngành II do Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia đảm nhận, chương trình Công nghệ thông tin 112 Quốc gia, chương trình đào tạo Sau đại học ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hướng cho giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh ở những trường đại học hoặc học viện danh tiếng trong nước: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa, Học viện Tài chính…
- Lựa chọn phương pháp đào tạo: Nhà trường cũng đã lựa chọn những phương pháp đào tạo khá phù hợp:
+ Đối với đào tạo chuyên môn: Do Nhà trường chưa chủ động tự xây dựng được chương trình đào tạo nên chỉ có các kế hoạch đào tạo trực tiếp do các khoa tự xây dựng rồi trình với Ban Giám hiệu dưới các hình thức như: cử người hướng dẫn giảng viên trẻ, đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức hội thảo chuyên môn và chủ
yếu là Nhà trường cử đi học cao học hoặc nghiên cứu sinh.
+ Đối với đào tạo ngoài chuyên môn: Mục tiêu tổ chức các lớp bồi dưỡng cũng chỉ đạt tới mức sao cho giảng viên tham gia lớp học đạt được các chứng chỉ bắt buộc. Với cách thức như vậy, hình thức đào tạo được lựa chọn chủ yếu là các lớp ngắn hạn: 2-3 tháng/ lớp.
Bảng 2.13. Các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngoài chuyên môn cho giảng viên Trường Đại học Hải Dương tính đến tháng 8 năm 2013
Đơn vị: Người
Lớp 2009 2010 2011 2012 2013
Nghiệp vụ sư phạm 10 12 15 17 0
Giáo dục học đại học 0 0 0 0 162
Tiếng Anh 35 54 45 52 58
Công nghệ thông tin 34 36 50 58 78
Lý luận chính trị 25 42 45 94 154
(Nguồn: Báo cáo hàng năm của phòng Tổ chức Cán bộ)
Làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiệp vụ sư phạm là kỹ năng không thể thiếu. Bởi vậy, với những người tốt nghiệp các trường đại học không thuộc khối sư phạm, Nhà trường đều tạo điều kiện cho học các khóa học nghiệp vụ sư phạm bậc I, bậc II. Năm 2001, Trường được nâng cấp từ trường trung cấp lên cao đẳng, lãnh đạo Nhà trường đã tổ chức một lớp học “Giáo dục học đại học” cho 100% giảng viên trong Trường. Đến năm 2011, Trường được nâng cấp lên đại học. Để bổ trợ cho giảng viên kiến thức về giáo dục học đại học, bắt kịp với nền giáo dục đại học hiện đại, Nhà trường đã tổ chức cho giảng viên hai lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục học đại học với 162 lượt giảng viên.
Trong bối cảnh hội nhập, quan hệ quốc tế trong đào tạo tại các trường đại học được mở rộng, đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của giảng viên cũng phải được nâng lên. Trường Đại học Hải Dương đã tổ chức các lớp bồi dưỡng tiếng Anh ngắn hạn, mời Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia tổ chức thi cấp chứng chỉ cho giảng viên Nhà trường. Đặc biệt, năm 2010, Nhà trường tổ chức lớp Tiếng Anh (văn bằng hai) cho 54 lượt giảng viên. Khoa Ngoại ngữ và Trung tâm Ngoại ngữ của Trường còn tham gia bồi dưỡng cho các giảng viên thi đầu vào cao học, nghiên
cứu sinh như tiếng Anh.
Với thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, cùng với việc giảng viên lên lớp bằng giáo án điện tử, kỹ năng sử dụng các thiết bị và phần mềm công nghệ thông tin của giảng viên Trường Đại học Hải Dương được nâng lên đáng kể. có được thành quả này là do lãnh đạo Nhà trường đã tổ chức các khóa học công nghệ thông tin và các buổi tập huấn cho giảng viên. Giảng viên khoa Lý luận chính trị được tham gia đầy đủ các khóa tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn. Ngoài ra, một số giảng viên ở vị trí quản lý cấp trường hoặc trong diện quy hoạch cán bộ quản lý cấp trường cũng được Nhà trường cử đi học các lớp chính trị cao cấp.
Thêm vào đó, hàng tuần Nhà trường yêu cầu các khoa tập trung sinh hoạt chuyên môn theo ngành đào tạo một buổi: thảo luận giáo án, bài giảng và hội thảo khoa học; và một buổi tập trung toàn trường cũng để sinh hoạt chuyên môn: trao đổi kinh nghiệm, thảo luận về bài giảng, đề tài nghiên cứu khoa học…
Phương pháp phổ biến nhất trong đào tạo chuyên môn là cử đi học cao học và nghiên cứu sinh. Đào tạo ngoài chuyên môn chủ yếu là bồi dưỡng ngắn hạn. Sự lựa chọn này hoàn toàn hợp lý vì đối với đào tạo chuyên môn, đi học dài hạn cho phép giảng viên tập trung học tập một cách có hệ thống, đồng thời có được bằng cấp phục vụ cho các mục tiêu cá nhân khác. Còn với đào tạo ngoài chuyên môn, chỉ cần thời gian ngắn cũng đủ để giảng viên có được những kỹ năng cần thiết cho công việc, đồng thời giúp giảng viên và Nhà trường dễ dàng hơn trong bố trí công việc.
- Dự tính chi phí đào tạo và phát triển
Để đảm bảo nguồn vốn thực hiện công tác đào tạo và phát triển giảng viên, hàng năm, dựa vào kế hoạch đã được lập, Nhà trường lập nhu cầu kinh phí để trình cơ quan tài chính của Tỉnh cân đối trong kế hoạch ngân sách hàng năm và thông qua Hội đồng nhân dân Tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện.
Nhà trường chủ yếu hỗ trợ học phí, còn tiền tài liệu, kinh phí hỗ trợ đào tạo, tiền đi lại… không được hỗ trợ. Tính một cách toàn diện thì chi phí cho đào tạo so với tổng chi phí của toàn Trường là rất thấp
Đại học Hải Dương năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: đồng
Năm Chi phí đào tạo Tổng chi phí Tỷ lệ (%)
2010 156.871.000 19.088.960.944 8,21
2011 240.250.000 27.301.079.618 8,80
2012 1.164.000.843 36.427.015.667 31,95
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Mặc dù chi phí đào tạo qua các năm có tăng dần lên về mặt tổng số, tuy nhiên nếu xét chi phí bình quân đầu người cho công tác này là quá nhỏ:
Bảng 2.15. Chi phí đào tạo tính trung bình cho một giảng viên của Trường Đại học Hải Dương qua các năm
Đơn vị tính: đồng
Năm Chi phí đào tạo Tổng số giảng viên Chi phí đào tạo/giảng viên
2010 156.871.000 186 843.392
2011 240.250.000 235 1.022.340
2012 1.164.000.843 303 3.841.586
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán)
Kết quả trên cho thấy, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường rất chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, đặc biệt là quan tâm, đầu tư cho giảng viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Trong điều kiện Nhà trường còn nhiều khó khăn do việc vừa được nâng cấp lên đại học vừa mở ngành và tiến hành ngay việc đào tạo bậc đại học, lại vừa phải đối mặt với những khó khăn về đội ngũ, về tài chính… Nhưng Nhà trường đã từng bước tháo gỡ khó khăn, sắp xếp đội ngũ, phân công chuyên môn đúng người, đúng việc tạo điều kiện cho giảng viên đi NCS, học cao học đảm bảo 100% giảng viên đạt chuẩn. Nhà trường đã có các phương thức hỗ trợ trực tiếp như sau:
- Kinh phí hỗ trợ cho giảng viên đào tạo dài hạn:
+ Học cao học: hỗ trợ 100% tiền học phí cho tất cả giảng viên đi học cao học; miễn 50 tiết giảng/năm học; trong thời gian đi học, giảng viên vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp khác tại Trường;
sinh; miễn 100 tiết giảng/năm học; hỗ trợ 10.000.000 đồng/năm nghiên cứu (tối đa 3 năm); ứng trước 30.000.000 đồng tiền hỗ trợ nghiên cứu sinh của Tỉnh; trong thời gian đi học, giảng viên vẫn được hưởng nguyên lương và các phụ cấp khác tại Trường.
- Kinh phí hỗ trợ cho các khóa bồi dưỡng ngắn hạn: Nhà trường hỗ trợ 100% học phí cho các giảng viên tham gia các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.
- Về thời gian học: học theo hình thức không tập trung.
Theo kết quả điều tra, số giảng viên được đánh giá khá tốt về việc nhà trường tạo nhiều cơ hội để nâng cao trình độ với 3,45 điểm.
Tuy nhiên với 3 tiêu chí còn lại bao gồm thường xuyên được tập huấn phương pháp giảng dạy và NCKH, tham gia các khóa nghiệp vụ sư phạm và đặc biệt là những điều kiện cơ bản cho giảng viên tiếp tục học tập và nâng cao trình độ thì mức độ hài lòng khá thấp.
Với tiêu chí về những điều kiện cơ bản mà nhà trường tạo ra cho giảng viên đi học tập và nâng cao trình độ chỉ đạt 2,98 điểm, do quy trình và thủ tục xét duyệt cho cán bộ giảng viên tham gia các khóa đào tạo dài hạn như thạc sỹ và nghiên cứu sinh mất nhiều thời gian và phải đáp ứng nhiều tiêu chí về kinh nghiệm, thành tích, đóng góp cho nhà trường... Đây là một trong các nguyên nhân mà nhiều giảng viên trẻ của trường chưa thể tham gia học tập, nâng cao trình độ cả trong và ngoài nước.
Biểu đồ 2.4: Đánh giá công tác đào tạo và phát triển giảng viên của Trường Đại học Hải Dương năm 2013
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Tuy công tác đào tạo và phát triển giảng viên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động đào tạo của nhà trường ở cả hiện tại và tương lai, nhưng nhà
trường cũng cần xây dựng cơ chế xét duyệt điều kiện tham gia các hoạt động này nhanh chóng và có xu hướng động viên khuyến khích. Bên cạnh đó cũng cần hình thành những biện pháp để những giảng viên đã được đầu tư đào tạo và phát triển quay trở lại làm việc và cống hiến lâu dài tại trường. Tránh tình trạng chảy máu chất xám như thời gian vừa qua, khi mà các giảng viên đặc biệt là giảng viên đã tham gia học tập và nâng cao trình độ ở nước ngoài thường không quay trở về trường làm việc vừa làm ảnh hưởng tới số lượng giảng viên, vừa tốn chi phí và thời gian đào tạo của nhà trường.