7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:
2.3.3. Thực trạng sử dụng giảng viên
Việc sử dụng giảng viên của trường trong những năm gần đây có nhiều đổi mới và biểu hiện tính hợp lý ngày càng cao. Về cơ bản các trường đã bố trí giảng viên đúng chuyên ngành đã được đào tạo, bố trí hợp lý vào các bộ môn, các khoa giúp cho giảng viên có điều kiện và môi trường để phát huy năng lực chuyên môn và trau dồi kiến thức. Giảng viên lâu năm có kinh nghiệm được giao các vị trí lãnh đạo đã cơ bản phù hợp với năng lực của họ, giảng viên trẻ được giao nhiệm vụ tham gia ngay các công việc của bộ môn và nhiều người trong số họ đã trưởng thành nhanh, có thể đảm nhiệm giảng dạy tốt các học phần chuyên môn của các khoa, bộ môn, trường đã kết hợp hài hòa để phát huy vai trò của giảng viên đầu đàn và mạnh dạn bố trí, sử dụng giảng viên trẻ có năng lực, nhiệt tình tham gia giảng dạy và các công tác hướng dẫn sinh viên, công tác nghiên cứu khoa học nên đã giúp họ phát huy được vai trò trong sự nghiệp đào tạo của các trường, được lãnh đạo nhiều trường ghi nhận. Và đây chính là điểm cơ bản để đa số giảng viên trẻ yên tâm công tác trong các trường.
Qua phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên cho thấy tuy có nhiều bước chuyển của trường nhưng cũng còn một số hạn chế, đó là các bộ môn chưa thực sự yên tâm đối với các giảng viên trẻ trong việc giao nhiệm vụ giảng dạy mặc dù có nhiều giảng viên giỏi, có năng lực thực sự. Việc mạnh dạn giao việc cho các giảng viên trẻ còn hạn chế ở một số bộ môn chuyên ngành đã giảm sự nhiệt tình của họ trong công tác... Điều này cũng cho thấy trong khi giảng viên còn thiếu, việc bố trí, sắp xếp công việc còn mang nặng tính cứng nhắc nên việc động viên và tạo động lực cho giảng viên trẻ còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế trên, việc ràng buộc những giảng viên tham gia thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm cũng chưa được lãnh đạo các trường chú ý, nhiêu giảng viên việc học cao học chỉ là vì bằng cấp, không cần học đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm. Nhiều trường thiếu xử lý kiên quyết nên gây tình trạng các giảng viên thích thi cao học vào các trường dễ trúng tuyển, dễ tốt nghiệp mặc dù không đúng chuyên ngành đào tạo hoặc không phù hợp với chuyên môn đang đảm nhiệm, vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và làm hạn chế đến hiệu quả làm việc của giảng viên.
Bảng 2.10: Nhiệm vụ của cán bộ giảng viên Trường Đại học Hải Dương
TT Nhiệm vụ Diễn giải công việc Yêu cầu
1 Giảng
dạy
- Nghiên cứu và nắm vững mục tiêu giáo dục, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đại học, quy chế thi, kiểm tra đánh giá kết quả học phần được phân công. - Xây dựng kế hoạch học, đề cương môn học, bài giảng, học liệu phục vụ giảng dạy, hướng dẫn người học
- Hướng dẫn sinh viên làm tốt nghiệp - Đánh giá kết quả học tập của người học
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung, hoàn chỉnh phương pháp, nội dung, kế hoạch giảng dạy
- Dự giờ và tham gia đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
- Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo - Biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo
- Thực hiện đúng nhiệm vụ giảng dạy được giao về giờ giảng, nội dung giảng dạy - Đánh giá người học công khai, minh bạch, đúng tiêu chuẩn 2 Nghiên cứu khoa học
- Tổ chức, chỉ đạo, thực hiện các trương trình, đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học
- Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ chương trình đào tạo
- Viết báo khoa học và bài hội thảo khoa học trong và ngoài nước
- Tham gia nghiên cứu khoa học
- Thâm nhập thực tiễn phổ biến kiến thước
- Thực hiện chuẩn giờ khoa học đã được quy định 3 Tham gia công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục đại học
- Tham gia tuyển sinh của cơ sở giáo dục
- Tham gia xây dựng, triển khai và giám sát việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học - Đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
- Có tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ tuyển sinh được giao
(Nguồn: Trường Đại học Hải Dương)
Tuy nhiên việc bố trí giảng viên tại trường vẫn chưa có mức độ phù hợp cao do tình trạng thiếu giảng viên của một số trường nên việc bố trí giảng viên lên lớp quá nhiều tiết trong tuần, trong tháng, trong năm học đã gây ra nhiều khó khăn cho giảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác như là nhiệm vụ giảng dạy và NCKH. Việc phải bố trí quá nhiều giờ cho một giảng viên trong một ngày hoặc một tuần, không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên và sinh viên mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học của giảng viên, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
Bảng 2.11. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực giảng viên của Trường Đại học Hải Dương năm 2013
TT Tiêu chí Mức
1 2 3 4 5
1 Khối lượng giờ giảng phù hợp với năng
lực cá nhân 0 2 11 31 3 3,74
2 Các học phần giảng dạy phù hợp với trình
độ chuyên môn 0 0 10 32 5 3,87
3 Thời gian thực hiện công việc là phù hợp 0 5 20 20 2 3,40
4 Sắp xếp lịch trình giảng dạy hợp lý 0 1 27 18 1 3,77
Mức độ hài lòng chung 3,62
(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)
Theo kết quả điều tra cho thấy trong công tác sử dụng giảng viên của trường được thực hiện khá tốt. Cụ thể, trong 4 tiêu chí sử dụng để đánh giá thì các các cán bộ giảng viên của trường đều đánh giá ở mức độ khá hài lòng. Với mức điểm bình quân là 3,62.
Tuy nhiên với tiêu chí sắp xếp lịch trình giảng dạy thì vẫn còn gần 50% số người được hỏi chưa nhất trí cao. Do đó cán bộ quản lý nhà trường cần phải xem xét và xây dựng lịch trình, thời gian biểu cũng như quy định thời gian làm việc phù hợp và khoa học hơn nhằm giúp cho giảng viên không bị quá tải công việc.