Thực trạng xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 74 - 79)

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN:

2.3.1.Thực trạng xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân lực giảng viên

nhân lực giảng viên

Từ nhận thức: Phát triển đủ số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định đến vị thế, thương hiệu và sự phát triển bền vững cho Nhà trường. Bởi vậy, từ năm 2009 và đặc biệt trong 02 năm qua, Nhà trường đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt để chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, giảng viên. Từng cán bộ, giảng viên đã tự giác và đoàn kết thống nhất trong tất cả các hoạt động của Nhà trường; phong trào thi đua học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học và an ninh trật tự bảo vệ an toàn cho HSSV đã thực sự đi vào chiều sâu; phong trào tích cực đi học cao học và NCS phát triển từ 2009, đến năm học này còn phát triển sâu đậm hơn.

Chiến lược phát triển Nhà trường giai đoạn 2010 - 2020 đã được đặt ra rất rõ ràng, công tác phát triển đội ngũ được coi là khâu đột phá hết sức quan trọng, đó là:

“Phát triển đội ngũ CBGV đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo đại học vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo…”. Cụ thể mục tiêu phát triển nguồn nhân lực giảng viên đến năm 2016 mà nhà trường đặt ra trong bối cảnh hiện nay gồm:

- 50% có học vị thạc sĩ trở lên, trong đó 10% có học vị là tiến sĩ; - 25% có chức danh giảng viên chính trở lên;

- 3% có chức danh Giáo sư và Phó Giáo sư;

- 100% sử dụng được một ngoại ngữ (thấp nhất là đọc được các tài liệu chuyên môn)

nghiên cứu và giảng dạy.

Thực hiện chiến lược phát triển của Trường và Chiến lược phát triển đội ngũ giai đoạn 2010 - 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý điều hành triển khai thực hiện về công tác học tập nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên: Quyết định số 120/QĐ-HT ngày 26/4/2011 về việc giao nhiệm vụ học cao học và nghiên cứu sinh; Nghị quyết số 541/NQ - CĐKT ngày 20/10/2010 về các giải pháp quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và hoạt động đào tạo của Nhà trường; Nghị quyết số 131/NQ - CĐKTKT ngày 02/4/2011 về tiếp tục đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo về triển khai Đề án nâng cấp Trường thành trường Đại học; Quyết định số 26/QĐ - CĐKTKTHD ngày 16/2/2011 về việc giao nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ giảng viên mới năm học 2010 - 2011; Nghị quyết số 16/NQ - CĐKTKT ngày 8/4/2010 về khuyến khích cán bộ, giảng viên học cao học, nghiên cứu sinh; Thu hút, ưu đãi và sử dụng nhân tài từ ngoài về Trường công tác.

Phương châm đào tạo: Đề cao chất lượng; Chú trọng đào tạo kỹ năng hoạt động thực hành; Bồi dưỡng tư duy phân tích sáng tạo; Nâng cao nhân cách đạo đức, phát triển thể lực cho SV… Do đó, Đề án cấp trường: “Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương” đã và đang được triển khai áp dụng trong trường đạt hiệu quả.

* Dự báo nhu cầu tuyển dụng giảng viên

Từ những năm 2010 trở về trước, việc quy hoạch nguồn nhân lực giảng viên hầu như chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm hoặc nếu có thì cũng gộp chung với quy hoạch nguồn lực của trường. Chủ yếu việc dự báo nhu cầu tuyển dụng giảng viên được làm theo hình thức các bộ môn, và các bộ phận sử dụng giảng viên có nhu cầu tiến hành xác định nhu cầu tuyển dụng giảng viên dựa trên thực tế số lượng giờ giảng và nghiên cứu khoa học của bộ môn, từ đó phòng tổ chức của trường tiến hành tổng hợp và đề xuất với Hiệu trưởng về nhu cầu tuyển dụng giảng viên cho từng năm hoặc hai năm một lần.

hoạch và phát triển giảng viên:

- Trước tiên, Nhà trường xác định nhu cầu đào tạo đã dựa trên cơ sở phân tích tổ chức: Nhà trường xem xét sự hợp lý của đào tạo và phát triển giảng viên trong mối liên hệ với mục tiêu phát triển, nguồn lực sẵn có (thời gian, ngân sách, chuyên gia) của Nhà trường, cũng như sự ủng hộ của lãnh đạo Tỉnh đối với đào tạo và phát triển Nhà trường. Nhà trường xác định: đào tạo và phát triển giảng viên là công tác ưu tiên hàng đầu bởi Trường mới được nâng cấp lên đại học, cần có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu của trường đại học. Là trường đại học công lập duy nhất của Tỉnh nên Trường luôn được sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo Tỉnh.

- Tiếp theo, Nhà trường tiến hành phân tích công việc và nhiệm vụ: Xuất phát từ việc chuẩn bị cho đề án nâng cấp Trường lên đại học và đã được nâng cấp lên đại học, Phòng Tổ chức Cán bộ và Ban Giám hiệu đã rà soát và xây dựng các tiêu chuẩn của giảng viên phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của Nhà trường, từ đó tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc tuyển dụng giảng viên mới.

Xuất phát trình độ, chất lượng của cán bộ quản lý và giảng viên trong các trường còn nhiều hạn chế, lãnh đạo các trường đã nhận thức và quy hoạch cán bộ quản lý, giảng viên để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển đội ngũ. Thực tế trong mấy năm vừa qua mối lo chung của lãnh đạo các trường qua phỏng vấn là chất lượng đội ngũ còn yếu, chưa đáp ứng được mục tiêu mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Hầu hết lãnh đạo các trường đã chú trọng công tác quy hoạch cán bộ quản lý và giảng viên để đáp ứng mục tiêu phát triển đội ngũ tương thích với quy mô đào tạo, khắc phục tình trạng giảng viên phải giảng quá sức, cán bộ quản lý phải kiêm nhiệm nhiều việc. Đặc biệt, xác định lộ trình và chiến lược đào tạo để nâng cao trình độ giảng viên tuy có được đưa vào chương trình công tác hàng năm của trường nhưng thực sự kết quả đạt được còn thấp, nhất là ở trình độ tiến sỹ. Hàng năm trong chiến lược tuyển dụng, Nhà trường luôn chú ý để đảm bảo các tiêu chuẩn quy định. Trong đó căn cứ quan trọng nhất mà lãnh đạo nhà trường sử dụng để dự báo nhu cầu tuyển dụng là đảm bảo tỷ lệ giảng viên so với

sinh viên của trường bao gồm:

Một là, yêu cầu đảm bảo tỷ lệ giảng viên so với sinh viên của trường

Qua thực tiễn khảo sát và kết hợp phương pháp phỏng vấn chuyên gia cho thấy thực trạng quy mô tăng sinh viên của các trường hàng năm tương đối cao. Trong khi đó tỷ lệ giảng viên đáp ứng quy mô đó còn hạn chế, đa số các trường tỷ lệ sinh viên/ giảng viên thường rất cao (bình quân khoảng từ 40 đến 50 sinh viên/ 1 giảng viên). Căn cứ vào quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo để giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường khối kinh tế không quá 25 sinh viên/ 1 giảng viên.

Bảng 2.6. Quy đổi số lượng sinh viên của Trường Đại học Hải Dương trên một giảng viên

T T Ngành đào tạo Tỉ lệ SV/ 1 Giảng viên theo hướng dẫn Tỉ lệ SV/ 1 Giảng viên của Trường

1 Đào tạo ngành kỹ thuật, công nghệ,

nông lâm ngư, xây dựng. 15 25

2 Đào tạo ngành kinh tế, tài chính, ngân

hàng, văn hóa, du lịch, thư viện. 18 40

3 Đào tạo ngành kinh tế - kỹ thuật, đa

ngành, sư phạm. 15 22

(Nguồn: Phòng Quản lý đào tạo)

Từ số liệu Bảng 2.6 về thống kê số lượng cán bộ quản lý kiêm giảng giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng cho thấy năm học 2012 - 2013 tỷ lệ sinh viên/ giảng viên sau khi được quy đổi đạt bình quân 40 người/ 1 giảng viên. So với tỷ lệ quy định để giao chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm cho các trường khối Kinh tế (nhỏ hơn hoặc bằng 10 sinh viên/ 1 giảng viên) thì con số này được báo động, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần quan tâm hơn nữa đối với công tác tuyển dụng giảng viên để đạt chuẩn theo quy định.

Điều đó đặt ra cho công tác quy hoạch giảng viên của các trường là hết sức cần thiết. Trong mấy năm qua, Ban Giám hiệu Trường Đại học Hải Dương đã sát sao trong công tác chỉ đạo các phòng chức năng, khoa, bộ môn chủ động lập kế

hoạch cân đối nhu cầu và xây dựng quy trình, công tác tuyển dụng hàng năm để đáp ứng nhu cầu đào tạo ngày càng tăng, đồng thời từng bước đảm bảo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hai là, quy mô và chuyên ngành đào tạo

Bảng 2.7. Qui mô đào tạo của Trường Đại học Hải Dương từ năm học 2010 - 2011 đến 2015 - 2016 Đơn vị tính: Người TT Hệ đào tạo Năm học 2010 - 2011 2011 – 2012 2012 - 2013 2013 - 2014 2014 - 2015 2015 - 2016 Theo đề án Thực hiện Theo đề án Thực hiện Theo đề án Thực hiện Theo đề án Thực hiện Theo đề án Thực hiện Theo đề án Thực hiện 1 Đại học 0 0 0 171 200 1414 600 1200 2000 2 Cao đẳng 4000 4862 4000 4481 4200 3610 4500 4750 4900 3 Trung cấp 2200 2317 2200 2716 1900 1567 1400 1100 1100 Tổng cộng 6200 7179 6200 7368 6300 6591 6500 7050 8000 Số tăng so với Đề án 979 1168 291

(Nguồn: Báo cáo sơ kết 2 năm nâng cấp Trường lên Đại học)

Số liệu ở Bảng 2.7 trên đây đã cho thấy quy mô đào tạo của Nhà trường không ngừng tăng qua các năm học và vượt so với đề án mà nhà trường đã xây dựng trước đó. Trong đó, có năm học 2011 - 2012 số lượng sinh viên của Nhà trường tăng rất nhanh và vượt so với kế hoạch đào tạo 1168 sinh viên. Với xu hướng ngày càng mở rộng về quy mô đào tạo, đào tạo số lượng sinh viên ngày càng tăng thì việc kế hoạch hóa và triển khai công tác tuyển dụng hiệu quả, đúng quy định là hết sức cần thiết đề nhà trường xây dựng được giảng viên đủ về số lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Dựa theo quy mô đào tạo của trường trong năm học 2013 - 2014 khoảng 6500 sinh viên thì theo quy đổi số lượng GV là trường cần ít nhất là 360 giảng viên, như vậy nhà trường cần phải có kế hoạch tuyển thêm ít nhất 35 giảng viên.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương (Trang 74 - 79)