6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.5.5.1 Tình hình phát triển ngành CNPM của VN
Theo đánh giá của VINASA, liên tục nhiều năm qua hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đã tăng đều đặn trên dưới 50% một năm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phần mềm tham gia vào hoạt động này, trong đó có nhiều doanh nghiệp chuyển hẳn toàn bộ hoạt động sang gia công xuất khẩu phần mềm. Doanh thu trong năm 2010 đạt mức 498 triệu USD một bước tăng trưởng ấn tượng khi năm 2003 con số này mới chỉ là 100 triệu USD. Thị trường của các doanh nghiệp gia công cũng đã được mởrộng nhanh chóng, có những thị trường mà Việt Nam đã phát triển trởthành nhà cung cấp số 1 như Nhật Bản. Dù có rất nhiều khó
khăn và thách thức trong sựkhủng hoảng của nền kinh tếtoàn cầu nhưng Việt Nam vẫn mạnh dạn đặt mục tiêu trở thành nước xuất khẩu phần mềm lớn thứ 3 thế giới sauẤn Độvà Trung Quốc.
` Theo tiến sĩ Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và Nội dung số, Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu năm 2010 đã vượt qua con số 120 triệu USD, đây là một con sốkhông nhỏ vì nếu xét về lượng giá trị gia tăng thu vềcho Việt Nam thì 1 USD gia công xuất khẩu phần mềm có thể tương đương 5 - 7 USD xuất khẩu hàng dệt, may. Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng gia công xuất khẩu phần mềm của nước ta đạt tới mức 40-50%/năm, đồng thời mức “cầu” từcác doanh nghiệp nước ngoài vẫn luôn vượt xa khả năng “cung” của các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo tiến sĩ Minh, thị trường Bắc Mỹ được xem là thị trường truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam nhưng Nhật Bản đang nổi lên là thị trường lớn nhất và tăng trưởng cao nhất của Việt Nam, đang hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, cơ hội thâm nhập thị trường châu Âu đang mởra cho những năm tới, với sựkhuyến khích và hỗ trợ đến từ chính sách của các nước Bắc Âu.
Hiện nay vấn đề khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp phần mềm đó chính là nguồn nhân lực, tình trạng nhân lực thiếu và trình độ được đào tạo không phù hợp xuất hiện ở tất cả các doanh nghiệp. Định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới của Outsourcing Việt Nam là phải “tập trung đột phá cho được bài toán nhân lực và nâng cao đẳng cấp chất xám trong hoạt động outsourcing”, đồng thời áp dụng chiến lược về thị trường là “khai phá châu Âu, khoan sâu Mỹ - Nhật”.