“Cải thiện chất lượng sản phẩm”

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 124 - 131)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.6.5.2 “Cải thiện chất lượng sản phẩm”

Mục tiêu của giải pháp này cũng là để cải thiện năng lực cạnh tranh của công ty trước các đối thủkhác và thu hút nhiều khách hàng mới.

Bên cạnh chất lượng nguồn nhân lực thì chất lượng sản phẩm là cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Hiện nay chất lượng các sản phẩm của công ty KMS chưa cao là do công ty chưa theo một qui trình quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế nào cả. Hơn nữa, các công ty phần mềm nước ngoài khi chọn đối tác làm việc cho họtại Việt Nam thì họ luôn tìm đến những công ty có qui trình làm việc đạt chuẩn quốc tế vì những công ty này sẽ đảm bảo sản phẩm làm ra được chất lượng và phục vụtốt nhất nhu cầu của họ. Đối với ngành phần mềm thì chứng nhận chất lượng phần mềm CMMI vẫn được xem là một chứng chỉquan trọng đểxác nhận chất lượng phần mềm của một

công ty. Do đó công ty KMS cần phải có một chiến lược để xây dựng chất lượng phần mềm theo tiêu chuẩn CMMi ngay từ bây giờ như tìm cách khắc phục những nhược điểm vềchất lượng sản phẩm trong thời gian qua, rút ra những bài học kinh nghiệm, cải thiện qui trình làm việc…

Nếu đạt được chứng chỉnày, chất lượng sản phẩm của công ty sẽ được nâng cao, công ty KMS sẽKMS tiếp cận và thu hút khách hàng mới hơn. Từ đó lợi nhuận của công ty sẽ tăng lên và thương hiệu sẽ được nâng cao so với đối thủkhác.

Biện pháp thực hiện:

Hoàn thiện qui trình làm việc theo chuẩn quốc tếCMMi

Một trong những điểm yếu của công ty KMS đó là qui trình làm việc chưa được chuyên nghiệp nên chất lượng sản phẩm chưa cao. Trong thời gian tới, để mở rộng phát triển và thu hút nhiều khách hàng mới thì công ty cần phải đạt được chứng nhận quốc tế về chất lượng phần mềm CMMi. Đây chính là tấm giấy thông hành đểgiúp KMS tựtin cạnh tranh với các đối thủkhác trong việc giành lấy khách hàng mới và để các khách hàng tin tưởng hơn khi chọn công ty KMS làm đối tác của họ. Tuy nhiên, để có được chứng nhận này không phải là chuyện đơn giản một sớm, một chiều là có được. Trước mắt công ty cần phải từng bước hoàn thiện mình và có được chứng nhận CMMi Level 3 trước. Đây là mức độ thấp nhất được cấp chứng chỉ trong 5 mức độ của chứng nhận chất lượng quốc tế CMMi. Trong thời gian tới công ty cần phải làm những công việc sau đây đểcải thiện chất lượng công việc và qui trình làm việc nhằm chuẩn bịtốt nhất cho việc đạt được chứng nhận chất lượng quốc tếCMMi:

-Thuê chuyên gia tư vấn về qui trình chất lượng phần mềm CMMi để biết những việc cần làm khi tham gia vào qui trình này. Chuyên gia này sẽ giúp công ty đánh giá lại toàn bộ qui trình làm việc hiện tại để đề ra những giải pháp cần thiết để phải khắc phục kịp thời, từng bước đi đưa hệ thống đi vào hoạt động theo một qui trình chuyên nghiệp.

- Rèn luyện thói quen cho lập trình viên khi lập trình phải viết tài liệu ghi chú rõ ràng, viết unittest cho mỗi dòng lệnh mà mình làm và cần phải kiểm tra kỹ trước khi giao cho bộ phận kiểm tra lỗi (Tester).

-Trưởng nhóm lập trình có nhiệm vụ kiểm tra lại tất cả những đoạn code của các lập trình viên có viết đúng theo chuẩn hay chưa? Và làm một bảng báo cáo cụ thể những việc đã làm hoặc chưa làm.

-Phân công và cấp quyền cho những nơi nào mà nhân viên có quyền hạn truy cập vào, để bảo đảm an toàn tuyệt đối sản phẩm được làm ra không bị ăn cắp hoặc bị thay đổi làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.Bộ quận QA phải được thành lập để kiểm tra tất cả các công đoạn làm việc của lập trình viên, nhân viên kiểm thử đã đúng qui trình hay chưa?Theo ước tính của các chuyên gia, để hoàn thành mục tiêu có chứng nhận CMMi thì công ty KMS phải mất ít nhất là 1 năm chuẩn bị và triển khai. Khi đạt được chứng nhận này, công ty sẽ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình vàthu hút nhân tài đến với mình.

Đổi mới cơ cấu tổchức đểchuyên nghiệp hóa qui trình làm việc

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống tổ chức của KMS, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, tránh sự chồng chéo, tạo điều kiện cho người quản lý tập trung đầu tư chuyên sâu và đảm bảo sựhoạt động của các bộphận trong công ty một cách nhịp nhàng.

Chủ động sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, hoạt động cho phù hợp với mô hình công ty phần mềm:

- Bốtrí lại các vịtrí từlãnh đạo cho đến nhân viên cho đúng người vào đúng vị trí đểphát huy cao nhất năng lực công tác của người lao động và hiệu quảcông việc cao.

- Nên thành lập thêm một sốbộphận đểchia sẽcông việc và làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả hơn như:

- Thành lập thêm một bộphận BA(Business Analysis) chuyên trách vềvấn đềphân tích và thiết kếhệthống đểgiúp các nhà quản lý phân tích yêu cầu của khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Công ty nên đềbạt một người có chuyên môn kỹthuật cao và có đầu óc phân tích tốt đểlàm việc cho bộphận này.

- Thành lập bộphân giám sát chất lượng trong toàn công ty (QA) đểtheo dõi và kiểm tra qui trình làm việc của nhân viên bằng cách tuyển chọn một sốnhân viên

chủchốt của bộphận kiểm tra chất lượng (QC) để đào tạo thêm vềchuyên môn và qui trình phần mềm đểnắm giữvịtrí này.

- Thành lập một bộphận marketing, chuyên nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng mới.

- Thành lập thêm một bộphận R&D chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghệmớinhư ERP và giải pháp tích hợp công nghệ, giúp công ty nắm bắt tình hình công nghệmới đểcó thểchủ động khi có khách hàng mới yêu cầu. Nhiệm vụcủa bộphận này là: (1)xác định hướng nghiên cứu và phát triển ngắn/dài hạn và các chiến lược quản lý tổng quát với mục tiêu tìm ra những sản phẩm cần phát triển trong tương lai, (2) tối ưu hóa quy trình và hệthống nhằm tăng cường hiệu quảcông tác nghiên cứu và phát triển trong toàn bộcông ty, và (3) phát triển công nghệchia sẻ liên quan đến phần mềm và sản xuất

- Nâng cao trách nhiệm cho từng cá nhân, phòng ban vềhiệu quảcông việc, khuyến khích tinh thần tựchủvà sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Phân công công việc rõ ràng, có tài liệu hướng dẫn cụthểnhững nhiệm vụ mà mỗi vịtrí phải có trách nhiệm đểdựa vàođó có những chính sách thưởng phạt thích hợp, tránh nói miệng không có chứng cứ.

-Đối với lập trình viên, cần được luân phiên thay đổi công việc đểtránh nhàm chán và có thểphát huy tối đa năng lực của họ, tránh đặt nhằm vịtrí không phù hợp.

-Bên cạnh vềviệc sắp xếp lại cơ cấu tổchức, công ty cần phải có biện pháp hoàn thiện kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo:

- Cho các trưởng nhóm, quản lý dự án tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng quản lý trong ngành phần mềm hoặc tham gia các lớp đào tào dài hạn như lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ vềquản trịkinh doanh.

- Nâng cao vai trò và nhiệm vụ của ban giám đốc để có thể xử lý kịp thời những tình huống xấu xảy ra.

- Gửi một sốnhân viên chủchốt qua bên VITALSUITE đểtham gia các khóa huấn luyện vềkỹthuật cũng như kỹ năng lãnh đạo.

Tóm lại, cùng với việc phân cấp quản lý hợp lý, mô hình này sẽ khắc phục được các điểm yếu đang tồn tại trong thời gian qua, tạo điều kiện cho công ty đạt được mục tiêu chiến lược đã đềra.

KT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương này, tôi tập trung đề xuất chiến lược phát triển cho công ty TNHH KMSđến năm 2020, dựa trên những điều kiện đặc thù của công ty KMS và môi trường công nghệthông tin thế giới, cũng như xu hướng phát triển trong những năm sắp tới.

Nội dung cụthể như sau:

- Một, đánh giá kết quảhoạt động kinh doanh của công ty KMS trong 3 năm qua từ năm 2009-2011 đểtìm ra nguyên nhân chủquan cũng như khách quan.

-Hai, dự đoán xu hướng phát triển ngành công nghệ phần mềm trong những năm sắp tới nhằm xây dựng chiến lược phát triển phù hợp

- Ba, đềra mục tiêu nhiệm vụphát triển của công ty KMS từ nay đến năm 2020. - Bốn, xây dựng chiến lược phát triển cho công ty KMS đến năm 2020:

* Chiến lược dùng thế mạnh để chiếm cơ hội: Mởrộng thị trường gia công phần mềm đồng thời đầu tư phát triển công nghệmới để đa dạng hóa sản phẩm.

* Chiến lược dùng thế mạnh để tránh mối đe dọa: Duy trì và phát triển thị trường hiện tại

* Chiến lược dùng cơ hội để khắc phục điểm yếu: Phát triển dịch vụ phần mềm vềB2B và iSeries

* Chiến lược làm giảm bớt điểm yếu và tránh mối đe dọa: Nâng cao năng lực cạnh tranh

-Năm, các giải pháp đểthực hiện chiến lược trên

* Giải pháp 1: Mởrộng gia công phần mềm dịch vụ B2B và iSeries sang thị trường Nhật

* Giải pháp 2: Chọn công nghệ ERP và giải pháp phần mềm tích hợp làm lĩnh vực mới đểphát triển trong tương lai

* Giải pháp 3: Tập trung nguồn lực để phát triển thị trường công ty VITALSUITE

* Giải pháp 4: Phát triển dịch vụphần mềm B2B và iSeries tại Việt Nam * Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực & cải thiện chất lượng sản phẩm để nâng cao năng lực cạnh tranh

* Biện pháp 1: Nâng cao hiệu quả hoạt động marketing và quảng bá thương hiệu đểthu hút nhiều khách hàng mới.

* Biện pháp 2: Xây dựng biện pháp đểtiếp cận thị trường Nhật

* Biệp pháp 3: Huấn luyện và đào tạo đội ngũ nhân viên đểphát triển dịch vụ phần mềm B2B và iSeries

* Biện pháp 4: Đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ ERP và giải pháp phần mềm tích hợp.

* Biện pháp 5: Nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện tại để nâng cao năng lực cạnh tranh

* Biện pháp 6: Đổi mới cơ cấu tổchức, hoàn thiện kỹ năng quản lý cho đội ngũ lãnh đạo

* Biện pháp 7: Hoàn thiện qui trình làm việc theo chuẩn quốc tế CMMi để nâng cao chất lượng sản phẩm

* Biện pháp 8: Dùng chính sách SCR đểgiữ người tài

KT LUN VÀ KIN NGH

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở các chương trên, chúng ta có thể rút ra kết luận và một số kiến nghị sau đây:

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 124 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)