Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường chính trị-pháp luật

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.2 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường chính trị-pháp luật

Trong những năm qua, chính phủ VN đã có nhiều biện pháp và chính sách ưu đãi nhằm phát triển ngành Công nghệ phần mềm nước ta thành nền kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cụ thể: Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển Công nghiệp phần mềm xác định Phát triển công nghệ thông tin, đặc biệt công nghiệp phần mềm là chủ chương được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên quan tâm, là một trong những cách đi tắt, đón đầu để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Ngày 17/10/2000, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị số 58/CT-TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, trong đó đặt mục tiêu phát triển “Công nghiệp Công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ phát triển hàng năm cao nhất so với các khu vực khác; có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước ngày càng tăng. Thực hiện Nghị quyết 07 của Chính phủ và chỉ thị 58 của Bộ Chính trị, ngày 20/11/2000 Thủ Tướng đã ký Quyết định số 128/2000/QĐ- TTg ban hành nhiều chính sách ưu đãi và biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển Công nghiệp Phần mềm.

Theo tinh thần Nghị định số 164/2004/NĐ-CP và Nghị định số 152/2004/NĐ-CP về thuế thu nhập doanh nghiệp, Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển Công nghiệp phần mềm, coi công nghiệp phần mềm là ngành đặc biệt khuyến khích đầu tư. Các doanh nghiệp phần mềm mới thành lập được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là

10% trong vòng 15 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, được miễn thuế trong vòng 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.

Bên cạnh các chính sách trên, trong 5 năm qua hàng loạt chính sách ưu đãi thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT cũng đã được ban hành, điển hình như Quyết định số 81/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá giai đoạn 2001-2005; Quyết định số 95/2002/QĐ- TTg về việc: "Phê duyệt Kế hoạch tổng thể về ứng dụng và phát triển CNTT ở Việt nam đến năm 2005". Quyết định số 112/2001/QĐ – TTg phê duyệt phê Đề án Tin học hóa Quản lý hành chính nhà nước giai đoạn 2001 – 2005; Quyết định 33/2002/QĐ- TTg ngày 8/2/2002 của Thủ Tướng phê duyệt kế hoạch phát triển Internet VN giai đoạn 2001 – 2005. Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực CNTT đến năm 2010 v.v. Tất cả các chủ trương, chính sách nêu trên của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn cho sự phát triển của CNTT nói chung và Công nghiệp phần mềm nói riêng. Rõ ràng đây là những ưu đãi rất lớn cho doanh nghiệp phần mềm trong đó có công ty KMS.

Tuy nhiên theo luật Thuế Thu Nhập DN sửa đổi số 14/2008QH12 có hiệu lực từ 1/7/2009, thì “DV PM” trong hoạt động của DNPM sẽ không được ưu đãi nữa và phải chịu thuế thu nhập DN như các ngành khác là 25%. Chỉ có hoạt động tạo ra “sản phẩm PM” là còn được hưởng ưu đãi thuế như cũ .Điều này đã tạo ra nhiều bất cập và rối rắm cho các doanh nghiệp.

Trên thực tế, nhiều DN PM cho biết hiện chưa nhận được hướng dẫn hay thông báo cụ thể nào về việc bóc tách “đâu là phần sản xuất sản phẩm” và “đâu là phần dịch vụ?” nên DN rất lúng túng bởi hai phần này có liên quan đến rất nhiều hoạt động của công ty. Đầu tiên là chấm công cho nhân viên. Do đặc thù của ngành nên đối với các DN triển khai PM, thường 1 nhân viên làm 2, 3 việc. Giờ bóc tách phần dịch vụ, DN không biết chấm công cho nhân viên như thế nào?! Mặt khác, DN bán PM thường đồng thời cũng là nhà triển khai. Đặc biệt với các PM quản lý DN và những PM phức tạp, DN PM phải thực hiện thêm dịch vụ đi kèm như: chỉnh sửa, đào tạo, bảohành, bảo trì cho DN ứng dụng. Giờ bóc tách dịch vụ ra khỏi sản phẩm

thì phần chi phí khấu hao cho đầu tư máy móc, điện nước, thuê văn phòng... sẽ được khấu trừ như thế nào?!

Luật thuế mới đang vẫn còn tranh cãi và thời gian cập rập nên đã dời lại đến tháng 7 năm 2009 mới thực hiện. Tuy nhiên theo Ông Đỗ Đăng Tăng, phó trưởng phòng Tuyên Truyền, cục Thuế TP.HCM thì Giảm ưu đãi thuế PM chỉ áp dụng cho DN thành lập từ 2009 trở đi. DN thành lập trước 2009 vẫn được hưởng ưu đãi theo quy định cũ nếu không có thay đổi mục đích hoạt động. Nếu đúng như vậy thì đây là thuận lợi cho các công ty phần mềm đang hoạt động trước năm 2009 trong đó có công ty KMS. Sự thiếu nhất quán trong việc thực thi các chủ trương chính sách ưu đãi cho phát triển CNPM đã đem lại những quan ngại cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực CNPM.

Điều 13 trong QĐ 128 nêu rõ: “Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, cải tiến thủ tục để việc xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm đặc biệt là chương trình, tài liệu mô tả chương trình và tài liệu hỗ trợ được thực hiện nhanh chóng không gây phiền hà, ách tắc, thiệt hại cho tổ chức, cá nhân có quyền, lợi ích liên quan”. QĐ 81 nhấn mạnh lại một lần nữa: “Bộ Văn Hóa - Thông Tin hướng dẫn, cải tiến những quy định có liên quan đến xuất bản, xuất, nhập khẩu phần mềm”.

Thực tế thì đến nay các DNPM vẫn không được tự phát hành các sản phẩm phần mềm dưới dạng đĩa CD do chính mình sản xuất ra. Các đĩa CD phần mềm Made in Vietnamđều phải xin giấy phép thông qua một nhà xuất bản nào đó. Có lẽ có rất ít ngành kinh tế mà sản phẩm của doanh nghiệp làm ra khi đưa ra thị trường phải qua thủ tục nhiêu khê như vậy. Phần nhập khẩu cũng vậy, nhập một đĩa CD phần mềm trị giá1000 USD từ nước ngoài (ở thời điểm tháng 6/2003) vẫn có thể phải nộp thuế nhậpkhẩu 450 USD (45%) theo mã thuế nhập khẩu số 85243190 liên quan đến “CD để táitạo hình tượng không phải âm thanh hoặc hình ảnh” .Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp muốn nhập khẩu một số phần mềm nước ngoài về Việt Nam vì thuế nhập khẩu cao và tự sản xuất phần mềm. Đây cũng là trở ngại của công ty KMS khi muốn tự sản xuất phần mềm để kinh doanh và nhập khẩu một số phần mềm hỗ trợ sản xuất.

Nghị quyết 07 nêu rõ “Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục trong toàn xã hội nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả đối với sản phẩn mềm. Thực thi bảo vệ quyền tác giả trong lĩnh vực này”.

Việc bảo vệ quyền tác giả là một cuộc chiến lâu dài nhằm từng bước giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền của Việt nam đang ở mức cao nhất thế giới. Việc thực thi không nghiêm luật bản quyền đối với sản phẩm phần mềm thực chất thể hiện việc không tôn trọng lao động chất xám đúng mức và tạo tâm lý thiết lập một định mức tính giá làm phần mềm dưới ngưỡng hoà vốn. Chúng ta vẫn biết khôngthể để tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở mức cao như vậy được, vẫn biết nếu tỷ lệ này cao thì không thể có ngành CNPM đúng nghĩa, tuy nhiên các năm qua nhà nước chưa có biện pháp mạnh nào để cải thiện tình hình này. Đây là một trở ngại rất lớn mà các nhà đầu tư nước ngoài hơi e ngại khi đầu tư vào VN. Điều này sẽ làm giảm cơ hội cho các công ty phần mềm trong nước.

Chính sách của chính phủ trong quản lý vĩ mô và quản lý doanh nghiệp đã có nhiều thay đổi theo cơ chế mở, đặc biệt kể từ khi chúng ta gia nhập WTO, một số lĩnh vực nhà nước đã không còn giữ độc quyền và đang thực hiện lộ trình mở cửa theo cam kết. Việc cấp giấy phép kinh doanh cho đối tác nước ngoài hiện nay đã thông thoáng và KMShơn trước đây.Chính sách này đã mang lại sự thay đổi rõ rệt và cuộc chơi đã mang tính công bằng hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đã tăng lên rất lớn, hàng loạt tập đoàn xuyên quốc gia từ các nước phát triển trên thế giới ồ ạt đầu tư vào Việt Nam với những dự án trị giá hàng trăm, hàng tỷ đôla Mỹ. Sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn lớn từ nước ngoài vào Việt Nam đã gây ra sức cạnh tranh mạnh lên doanh nghiệp chúng ta trong đó có KMS. Chúng ta biết, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, khả năng tài chính còn hạn chế, qui mô kinh doanh còn nhỏ, nhân lực, kinh nghiệm kinh doanh quốc tế còn thiếu,…Vì vậy, sự xâm nhập của các tập đoàn xuyên quốc gia đã tạo ra mối đe dọa lớn lên các doanh nghiệp Việt Nam. Tác động đầu tiên mà KMS đã nhận thấy, đó là sự ra đi của một số nhân viên giỏi và làm việc cho các tập đoàn và công ty nước ngoài khác có mức lương hấp dẫn hơn.

Về mặt chính trị, Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tết ổn định nhất trên thế giới. Đây là một thuận lợi rất lớn cho các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt từ khi nạn khủng bố và bất ổn về an ninh, chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới khiến cho các tập đoàn đa quốc gia và các công ty CNTT lớn ở Ấn Độ, Hàn Quốc, Philipine, Indonexia v.v. đang cố gắng dãn bớt sự đầu tư vào các trung tâm phát triển phần mềm sang các quốc gia có độ ổn định hơn về an ninh và chính trị để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có độ ổn định cao về an ninh và chính trị, lại nằm ở vị trí gần gũi với các cường quốc về gia công phần mềm như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc nên sẽ là một địa điểm lý tưởng để đón nhận cơ hội này. Đây là cơ hội tốt để KMS tìm đối tác hợp tác nhưng cũng nhiều thách thức vì sự cạnh tranh của các đối thủ trong và ngoài nước.

Nói tóm lại, môi trường chính trị-pháp luật của Việt Nam có nhiều ưu đãi và thuận lợi cho các doanh nghiệp phần mềm phát triển. Tuy nhiên cần phải nhất quán trong việc ban hành qui chế, chính sách và phải có luật bản quyền để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp phần mềm.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)