6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.2.3.2 Văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa doanh nghiệp, nhưng tựu trung lại, văn hóa doanh nghiệp là các giá trịmà các thếhệ thành viên của doanh nghiệp tạo dựng nên và nó ảnh hưởng đến cách hành xử của các thành viên trong doanh nghiệp đó. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực, tài sản… mà còn cạnh tranh và chiến thắng nhau bằng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là hoạt động phong trào bề nổi mà còn là phần chìm với sức lan tỏa mạnh mẽ. Nếu như phần nổi chỉ chiếm 17% trong tảng băng văn hóa thì phần chìm khó định lượng, định tính nhưng lại chiếm tới 83% làm nên sức mạnh nội tại của mỗi doanh nghiệp.
Có thể chia văn hóa doanh nghiệp thành các tầng bậc khác nhau. Trong đó, tầng 1 chính là bềnổi, bao gồm cách bài trí nơi làm việc, logo, trang phục của nhân viên,… Tầng 2 (bề chìm) gồm những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố như chiến lược kinh doanh, mục tiêu, quy tắc, triết lý kinh doanh, quy chuẩn đạo đức,… Tầng 3 là tầng sâu nhất gồm các quan niệm chung như giá trịnền tảng, cốt lõi của một doanh nghiệp…Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp thểhiện qua phong cách của lãnh đạo, nhân viên, cách ứng xửvới cộng đồng.
Văn hóa doanh nghiệp là phần hồn của mỗi doanh nghiệp và có những tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc chung của công ty. Chính văn hóa doanh nghiệp góp phần đắc lực tạo nên bản sắc, tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quảcho hoạt động kinh doanh.