Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kỹ thuật – công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 62 - 65)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.3Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kỹ thuật – công nghệ

Như chúng ta đã biết, ngành công nghệ thông tin nói chung và phần mềm nói riêng là những ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao, đòi hỏi tư duy nhiều. Do đó, việc công nghệ thường xuyên thay đổi là điều dễ hiểu. Mỗi năm có hàng loạt công nghệ mới ra đời để cải tiến và thay thế những công nghệ cũ, nó đòi hỏi người làm phần mềm phải cập nhật liên tục.

Thông tin Dịch vụ Công nghiệp Nông nghiệp Lao động %

Thủcông Cơkhí hóa Tự động hóa Tin học hóa

Trình đô

công nghệ

Hình 2.3 - Biến đổi cơ cấu lao động dưới tác động của công nghệ(*) (*) Nguồn: Quản lý công nghệ-TS.Đặng Vũ Tùng

Sựphát triển của CNPM chịu sựchi phối vềmặt công nghệcủa các hãng, tập đoàn lớn. Việc nắm bắt được các xu thế phát triển công nghệ và sản phẩm là một trong những yếu tốquan trọng cho sựthành công.

Xét dưới gốc độdoanh nghiệp thì trình độkỹthuật và công nghệcũng có ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn và các chiến lược của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp với trình độ công nghệ lạc hậu thì không thể nào vạch ra được một chiến lược kinh doanh mang tính dài hạn và lớn. Theo các chuyên gia cho biết, công nghệ ảnh hưởng đến 70% sựphát triển của một công ty. Công ty KMS cũng gặp không ít khó khăn trước sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của hàng loạt công nghệ mới và hết sức đa dạng ra đời. Hiện nay, KMS vẫn chưa có riêng một phòng ban chức năng làm nhiệm vụ chuyên biệt Nghiên cứu & Phát triển (R&D) để nghiên cứu và dự đoán sựphát triển của những công nghệmới. Vì vậy, khả năng nắm bắt và tiếp cận các sản phẩm có công nghệ mới trên thếgiới còn hạn chế, bỏlỡnhiều cơ hội đi đầu trong kinh doanh. Điều này với những công ty phần mềm lớn hết sức quan trọng, như tập đoàn FPT của Việt Nam coi mục tiêu để đưa tập đoàn FPT lên vị thếhàng đầu thì bộ phận quản lý công nghệcủa tập đoàn là người mở đường. Bộ phận quản lý công nghệsẽchịu trách nhiệm về tương lai công nghệcủa tập đoàn FPT. Vì vậy, những bộphận này phải dẫn dắt các hoạt động nghiên cứu và phát triển ởcấp doanh nghiệp tập đoàn theo cách sau: (1) xác định hướng nghiên cứu và phát triển ngắn/dài hạn và các chiến lược quản lý tổng quát với mục tiêu tìm ra những sản phẩm cần phát triển trong tương lai, (2) tối ưu hóa quy trình và hệthống nhằm tăng cường hiệu quảcông tác nghiên cứu và phát triển trong toàn bộcông ty, và (3) phát triển công nghệchia sẻ liên quan đến phần mềm và sản xuất.

KMS hiện nay vẫn chưa có một phòng ban nghiên cứu và phát triển những công nghệ mới một cách chuyên nghiệp, điều này không cho phép KMS phản ứng một cách nhanh nhạy cũng nhưkhả năng tậndụng thời cơ trước bất kỳ một sự thay đổi nào của môi trường kinh doanh. Công ty đã bỏ qua một số cơ hội hợp tác với một số đối tác vì không đủ năng lực công nghệ để tiếp nhận. Những công nghệ mới trong các lĩnh vực 3G trên điện thoại di động, ERP, Games, Portal…vẫn chưa được công ty quan tâm và đầu tư mà công ty vẫn chỉ chú trọng những công nghệ phổ biến hiện nay mà đối thủ nào cũng có thể làm được như .NET, Spring, Ajax...Các sản

phẩm phần mềm trước đây của công ty được xem là là nổi bật trên thị trường như chương trình quản lý tài liệu EZCM thì hiện nay đang bị canh tranh bởi các công ty khác với công nghệ mới hơn, KMS phát triển và cho ra sản phẩm nhanh hơn như công nghệ Sharepoint của Microsoft đang được nhiều công ty trong nước chọn lựa để phát triển. Một số sản phẩm phần mềm của KMS làm cho đối tác VITALSUITE vẫn còn dùng một số công nghệ lạc hậu nên tốc độ không nhanh và hay gây ra lỗi. Do đó thường mất nhiều thời gian bảo trì và sửa lỗi.

Một trong những nguyên nhân làm cho khả năng nắm bắt và thay đổi công nghệ của công ty KMS hạn chế đó là trình độ nhân lực của công ty chưa cao. Đội ngũ cán bộ chưa được đào tạo nâng cao trình độ thường xuyên bởi những chuyên gia trong cũng như ngoài nước thông qua các khóa đào tạo ngắn và dài hạn một cách bài bản. Định kỳ hàng năm đối tác của KMS được cử sang Việt Nam để tổ chức các cuộc hợp, thảo luận, giới thiệu về sản phẩm. Tuy nhiên, những buổi hội thảo này chỉ mang tính chuyên đề hỏi và trả lời (Q&A), chưa phải là những buổi đào tạo thực sự về nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ của KMS.

Hiện nay KMS chưa có một chuyên gia phân tích kỹ thuật đủ tầm để nghiên cứu và phân tích sự khả thi của một dự án. Do đó thời gian phát triển phần mềm đa số là bị trễthời hạn. Điều này không những làm mất uy tín với khách hàng hiên tại mà còn cho thấy khả năng đáp ứng những yêu cầu của đối tác khác còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do đội ngũ nhân viên lập trình vẫn chưa đủ kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như dự đoán thời gian hoàn thành công việc một cách chính xác.Cho nên khi gặp vấn đề khó khăn, họ không biết hỏi ai và phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu và khắc phục. Nếu có bộ phận nghiên cứu & phát triển có trình độ chuyên môn cao và khả năng hiểu rõ về kỹ thuật hay công nghệcủa sản phẩm thì sẽ tư vấn cho KMStránh được những rủi ro trên.

Trình độ công nghệ hiện tại của một doanh nghiệp cũng thể hiện được giá trị thương hiệu của doanh nghiệp đó, để làm được điều này buộc doanh nghiệp luôn phải chủ động ứng phó và thích nghi nhanh chóng với sự biến đổi của môi trường công nghệ. Sản phẩm KMS kinh doanh thuộc lĩnh vực tin học, phần mềm lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất của sự thay đổi công nghệ. Những sản phẩm này dễ bị lỗi thời nếu một sản phẩm mới ra đời với công nghệ tiến bộ hơn, đây là một thách thức và

rủi ro lớn cho KMS, rủi ro này ngày càng tăng cao khi đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài ngày một nhiều và mạnh hơn.

Tầm nhìn của KMS còn hướng đến việc tư vấn giải pháp kỹ thuật và dịch vụ phần mềm (Hitech) cho thị trường Việt Nam, nhưng thực trạng hiện tại nguồn lực bên trong công ty KMS chưa thể đáp ứng được mục tiêu đó, đội ngũ kỹ sư của KMS với trình độ chưa đồng đều và hầu hết được đào tạo trong nước, và chưa có một tổ chức Nghiên cứu & Phát triển (R&D) chuyên nghiệp để hoạch định, tham mưu, tư vấn nhằm tìm ra những giải phápmới, phù hợp để KMS tận dụng cơ hội đi đầu trong kinh doanh phần mềm.

Hiện nay về thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình làm việc trong công ty tương đối tốt, tốc độ đường truyền internet đã cải thiện đáng kể so với trước kia. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành phần mềm thường cài rất nhiều chương trình lớn trên một máy nên cần phải có tốc độ xử lý nhanh. Nhiều máy ở công tytốc độ xử lý vẫn còn chậm nên làmảnh hưởng tới tiến độ làm việc của nhân viên.Đường truyền internet tốc độ vẫn chưa thực sự ổn định, vẫn hay xảy ra tình trạng rớt mạng nên ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của nhân viên.

Tóm lại, sự phát triển và thay đổi nhanh của kỹ thuật-công nghệ có ảnh hưởng lớn đến sự pháttriển của công ty KMS. Nguyên nhân chủ yếu là sự thiếu một bộ phận R&D chuyên nghiên cứu và nắm bắt những công nghệ mới để tư vấn và định hướng cho công ty.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 62 - 65)