Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 55 - 58)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.1 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam luôn đạt ở mức cao khoảng 8% một năm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Đặc biệt là ngành CNTT của Việt Nam trong thời gian qua có những bước phát triển rất nhanh, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã đến Việt Nam để đầu tư và phát triển.Kể từ khi Việt Namchính thức gia nhập WTO thì xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam càng nhiều hơn.Có những tập đoàn xuyên quốc gia như: Intel, Microsoft, IBM, Samsung, Siemen, Clipsal, Delta…đã xâm nhập và chính thức hoạt động tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho KMSđặt mối quan hệ kinh doanh với các đối tác này, bên cạnh đó cũng có những mối đe dọa cho KMS và đối tác VITALSUITE của công ty KMS vì đối thủ nước ngoài của VITALSUITE hiện nay cũng đã chính thức hoạt động tại Việt Nam. Về khả năng kinh doanh quốc tế cũng như khả năng tài chính, nguồn nhân lực, tính chuyên nghiệp trong công việc…thì công ty KMSchưa thể chiếm được ưu thế cạnh tranh với họ.

Bên cạnh thách thức về đối thủ cạnh tranh mới thì một khó khăn khác mà công ty đang phải đối mặt đó là việc chảy máu chất xám. Với tiềm lực tài chính mạnh, các công ty lớn KMS thu hút nhân lực của các công ty nhỏ như KMS. Trong thời gian qua công ty KMS cũng đã bị mất một số nhân viên chủ lực về tay các đối thủ lớn, họ vào làm việc cho các đối thủ khác có lương cao hơn và hấp dẫn hơn.

Một thách thức khác mà công ty KMS đang gặp phải, đó là tỷ lệ lạm phát hiện nay đã là hai chữ số (lớn hơn 20%) trong khi một số các dự án lớn của công ty KMS đã ký hợp đồng với khách hàng trong những năm trước, khi mà giá đầu vào

chưa tăng và tỷ lệ lạm phát cũng thấp hơn hiện nay. Điều này đã làm ảnh hưởng đến khả năng lợinhuậnvà hiệu quả đầu tư của KMS, để đảm bảo uy tín với khách hàng, KMS vẫn phải thực hiện các dự án này nhưng hiệu quả như mong muốn ban đầu không thành hiện thực.Tuy lạm phát là yếu tố khách quan tác động đến thị trường nhưng điều này cũng cho thấy khả năng phân tích, dự báo của công ty KMS cho các dự án còn nhiều mặt hạn chế. Tỷ lệ lạm phát cao trên 20% nhưng tỷ lệ tăng lương cho nhân viên mỗi năm vẫn thấp hơn 20%, điều này có nghĩa là thu nhập của nhân viên bị giảm hơn so với trước.Do đó đa số cán bộ, công nhân viên đều không hài lòng với tỷ lệ tăng thêm này và một số đã xin nghỉ việc để tìm cơ hội thu nhập cao hơn từ những doanh nghiệp khác. Để bổ sung nhân lực cho công ty, KMS đã phải mất nhiều thời gian và cả chi phí cơ hội để tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên mới thích nghi với công việc. Vấn đề này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, mất sự đồng bộ trong việc chăm sóc các dự án và có khả năng dự án sẽ bị chậm tiến độ, ngoài ra người quản lý còn phải hiệu chỉnh lại kế hoạch công việc, phân bổ lại nhân sự phụ trách và doanh số …

Tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ cuối năm 2008 đến nay vẫn còn tiếp diễn, đã gây ra rất nhiềukhó khăn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm chi phí bằng cách cắt giảm lương và sa thải nhân viên, thậm chí nhiều công ty còn tuyên bốphá sảnnhư Nortel của Canada. Những công ty phần mềm lớn và có tiếng trên thị trường phần mềm hiện nay như PSV, TMA, GCS, Pyramid…cũng đã sa thải hàng loạt nhân viên vì khách hàng cắt giảm chi phí dokhông bán được sản phẩm. Hiệp hội phần mềm Việt Nam (Vinasa) từng nhận định rằng năm nay sẽ là năm khó khăn đối với ngành công nghiệp phần mềm trong nước, chủ yếu là do tác động của khủng hoảng kinh tế khiến cho các “đại gia” CNTT nước ngoài phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm hợp đồng thuê ngoài dành cho những nước đangphát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù trong năm qua lợi nhuận của công ty KMS giảm nhiều so với trước nhưng KMS vẫn may mắn là chưaphải cắt giảm nhân viên như những công ty khác. Tuy nhiên,điều đó không có nghĩa là công ty sẽ ổn định trong tương lai. Hiện tại sốsản phẩm mà VITALSUITE bán ra thị trường ít hơn trước và phải bán rẻ cho khách hàng để duy trì hoạt động. Nếu tình hình khủng hoảng này tiếp tục kéo dài thì VITALSUITE phải cắt giảm chi

phí như giảm lương, thưởng .Điều này dẫn đến lợi nhuận của công ty VITALSUITE sẽbịgiảm và ảnh hưởng đến lợi nhuận của KMS. Mặc dù khủng hoảng tài chính là hiện tượng khách quan nhưng điều này cho thấy sựtính toán và dự đoán của KMS không được tốt. Nó cũng cho thấy sựphụthuộc vào một khách hàng là một sựrủi ro và mạo hiểm. Công ty KMS cần phải có những chiến lược mở rộng thị trường để phát triển lâu dài hơn.

Một khó khăn nữa là hiện nay chi phí thuê văn phòng ởViệt Nam thuộc loại cao nhất trên thế giới. Điều này tác động không nhỏ đến khả năng kinh doanh của các công ty phần mềm, trong đó có KMS. Mặt dù nhà nước đã hỗtrợcho xây dựng các khu công nghiệp phần mềm tập trung nhưng đa phần là ởrất xa trung tâm thành phốnên việc đi lại rất khó khăn. Nếu chuyển vào các khu công nghiệp thì chi phí đi lại sẽ rất tốn kém và thường bị kẹt xe vào giờ cao điểm nên một số nhân viên sẽ nghỉ việc để tìm kiếm các công ty ở trung tâm để thuận tiện cho việc đi lại. Hiện nay công ty KMS phải thuê văn phòng ởtrung tâm với chi phí rất đắt để giữ chân nhân viên và đểthuận tiện cho việc giao tiếp với khách hàng hơn.

Hạ tầng viễn thông, Internet của Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển vượt bậc nhờ chiến lược đi thẳng vào hiện đại trong thời gian vừa qua. Đây là một trong những điều kiện rất tốt cho sự phát triển của CNPM. Dung lượng kết nối Internet quốc tế liên tục tăng trong những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng khoảng 200 –250%/năm (tổng băng thông kênh kết nối quốc tế của Việt Nam hiện tại đạt con số 2221 Mbps). Vấn đề độc quyền viễn thông đã từng bước được xoábỏ. Hiện tại cả nước có 13 ISP trong đó VDC, FPT, SPT, Netnam, Vietel, One Connection, Hanoi Telecom đã chính thức hoạt động; 6 IXP (bao gồm VNPT, FPT, Vietel, ETC, SPT, và Hanoi Telecom); và 3 nhà cung cấp điện thoại đường dài trong nước, quốc tế (VNPT, Vietel, ETC). Bộ Bưu chính Viễn thông đang tiếp tục thẩm định cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng Internet. Tuy nhiên, về hạ tầng Viễn thông, Internet vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:

 Việc đảm bảo cho các khu CNPM tập trung có điều kiện hạ tầng viễn thông chất lượng cao, băng thông lớn và giá cả ưu đãi vẫn còn nhiều khó khăn.

 Doanh nghiệp ngoài khu CNPM tập trung chưa được hưởng những ưu đãi về viễn thông như các doanh nghiệp thuộc khu CNPM tập trung, mặc dù số lượng các doanh nghiệp này là rất lớn.

Nói tóm lại, sự phát triển mạnh của ngành CNTT trong nước là một tín hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp phần mềm nhưng cũng đồng thời là những thách thức không nhỏ trước sự cạnh tranh của nhiều đối thủ mới. Bên cạnh đó tình hình chảy máu chất xám, tỉ lệ lạm phát cao, khủng hoảng kinh tế kéo dài, chi phí thuê văn phòng đắt đỏ, hạ tầng viễn thông vẫn chưa đồng bộ là những khó khăn mà các doanh nghiệp phần mềm trong nước còn gặp phải trong thời gian qua, trong đó có công ty KMS.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)