6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
3.6 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
“Mởrộng dịch vụgia công phần mềm B2B và iSeries sang thị trường Nhật” Mục tiêu của giải pháp này là tận dụng thế mạnh của công ty KMS về lĩnh vực B2B và iSeries vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác hết. Việc mởrộng thị trường cũng là để tránh rủi ro khi phụ thuộc quá nhiều vào công ty VITALSUITE, đồng thời chọn thị trường Nhật là đểtránh sự đối đầu giữa công ty VITALSUITE và các công ty Nhật.
Căn cứ để thực hiện giải pháp này là do thị trường về B2B và iSeries của công ty VITALSUITE tại Mỹ đang phát triển ổn định và có thể sẽ bão hòa trong tương lai trong khi đó thị trường Nhật có rất nhiều tiềm năng vềlĩnh vực B2B và iSeries vẫn chưa được khai thác hết. Hiện nay Nhật có nhu cầu rất lớn vềgia công phần mềm tại Việt Nam và các sản phẩm chạy trên hệ điều hành iSeries cũng đang được sử dụng rất nhiều ởcác công ty Nhật. Năm 2007 Nhật Bản xếp Việt Nam vào vị trí đối tác số1 trong gia công phần mềm dù trước đây ta đứng thứ4. Đây là cơ hội tốt để công ty KMS mởrộng kinh doanh gia công phần mềm xuất khẩu sang Nhật.
Nội dung của giải pháp này là tìm kiếm những khách hàng có nhu cầu gia công phần mềm về lĩnh vực B2B và iSeries để tăng thêm thu nhập cho công ty. Khi phát triển sang thị trường Nhật công ty cần phải chuẩn bị thật tốt bởi đây là một thị trường khó tính, công ty cần phải có chiến lược marketing hợp lý để tiếp
cận thị trường này. Nếu đáp ứng được nhu cầu thị trường này thì công ty KMS sẽ có rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai.
Theo bảng giá thống kê, một phần mềm EZCM chạy bằng Web được công ty VITALSUITE bán trên thị trường Mỹcó giá là 5000 USD chỉ cho phép 2 người sử dụng, EZWEB Desktop có giá 2995 USD cho 2 người dùng, phần mềm EZConnect bán với giá 23.900 USD cho cơ sởdữliệu Oracle và System, tùy theo tính năng nó có thểbán giá khác nhau và còn rất nhiều phần mềm khác mà KMS đang làm cho công ty VITALSUITE. Trong đó giá bảo trì phần mềm hàng năm bằng 17% giá bán phần mềm. Thông thường chi phí tổng cộng cho gia công phần mềm xuất khẩu thường chỉ bằng 30% đến 50% giá bán trên thị trường của phần mềm đó. Như vậy tổng sốdoanh thu vềviệc bán phần mềm là rất lớn. Do đó công ty KMS sẽ được lợi nhuận cao nếu kí được hợp đồng với Nhật để gia công phần mềm vềiSeries hay B2B.
Biện pháp thực hiện
Nâng cao năng lực marketing và quảng bá thương hiệu
Hiện nay hoạt động marketing của công ty KMS chưa được chú trọng vì công ty chỉ gia công phần mềm duy nhất cho một đối tác. Tuy nhiên, trong thời gian tới công ty cần phải thay đổi quan điểm này, đểmởrộng thị trường gia công phần mềm xuất khẩu và thu hút nhiều khách hàng mới hơn, công ty cần phải có kếhoạch đẩy mạnh hoạt động quảng cáo thương hiệu để nhiều người biết đến. Cụ thểlà công ty cần làm những việc sau:
- Thành lập một nhóm khoản 2-3 người hoặc một bộphận chuyên làm nhiệm vụ marketing quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng. Cần tuyển những người có kinh nghiệm về phần mềm để KMS làm việc với khách hàng và không phải mất nhiều thời gian huấn luyện. Nhiệm vụcủa nhóm hay bộphận này là:
+ Tập trung nghiên cứu phương pháp marketing mà các đối thủ khác đang dùng có hiệu quả. Từ đó xây dựng chiến lược và giải pháp mở rộng phát triển, quảng bá hình ảnh công ty trên thị trường quốc tế.
+ Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường mục tiêu để có chiến lược tiếp cận đến khách hàng mục tiêu… Thị trường mục tiêu có 2 mảng: thị trường dịch vụ phần mềm tại VN và thị trường gia công phần mềm cho nước ngoài. Đối với thị
trường dịch vụ tại VN thì có thể tiếp cận bằng hình thức quảng cáo, thư mời hay tham dựcác buổi triển lãm vềcông nghệhay các buổi hội chợviệc làm. Còn đối với khách hàng ngoài nước thì cách tiếp cận sẽ khó hơn. Tuy nhiên có một số cách để khách hàng nước ngoài biết đến đó là quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như internet, báo đài, website của công ty, đặc biệt là đăng ký search trên công cụ tìm kiếm google vì nó là phương tiện nhanh nhất mà các công ty nước ngoài muốn tìm kiếm đối tác gia công phần mềm tại Việt Nam.
- Xây dựng thương hiệu công ty KMS trở thành đối tác gia công phần mềm dịch vụ có chất lượng hàng đầu Việt Nam bằng những sản phẩm phần mềm có chất lượng và trình độ công nghệ cao, giao hàng đúng thời hạn cho khách hàng, dịch vụ bảo trì thường xuyên.
Chi phí bỏ ra cho việc thuê nhân viên Marketing không nhiều nhưng nếu kí được hợp đồng lớn sẽ đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho công ty. Thông thường lương của một nhân viên Marketing trong ngành phần mềm dao động từkhoản 5 đến 10 triệu đồng. Giả sử công ty thuê thêm 2 nhân viên Marketing, lương trung bình cho mỗi nhân viên là 7 triệu đồng/người và cộng thêm các chi phí phụ trợ khác như quảng cáo, tiền xăng,…thì tổng cộng mỗi tháng công ty chỉ chi thêm là 20 triệu. Chi phí này thấp hơn rất nhiều so với một hợp đồng về phần mềm trị giá hàng trăm triệu đồng. Do đó, việc đầu tư về quảng cáo thương hiệu sẽ đem lại nguồn lợi lớn cho công ty. Điều này không những nâng cao giá trị thương hiệu của công ty hơn mà còn cải thiện tình hình tài chính của công ty so với những đối thủkhác
Xây dựng biện pháp tiếp cận thị trường Nhật
Mục đích của biện pháp này là tìm kiếm thông tin về thị trường Nhật. Tuy nhiên đây là một thị trường hoàn toàn mới nên công ty KMS sẽ rất khó khăn để tiếp cận và biết rõ thịhiếu cũng như tập quán của thị trường này. Do đó, đểtiếp cận được thị trường này thì cách tốt nhất là công ty nên liên hệ với hiệp hội tin học TP.HCM để được tư vấn và giúp đỡvì hiện nay hiệp hội đang là cầu nối giữa các doanh nghiệp phần mềm Nhật và các công ty phần mềm ở TP.HCM. Có được sự giúp đỡcủa hiệp hội, công ty sẽ KMS hơn trong việc tiếp cận và giới thiệu các dịch vụ của công ty mình đến đối tác Nhật. Ngoài ra công ty có thể tìm kiếm thông tin từ các tổ chức,
hiệp hội của Nhật (JIA, JETRO…), thiết đặt quan hệ thân thiết với doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam. Nếu có điều kiện nên tham gia các hội chợtriển lãm do Nhật tổ chức, các chương trình xúc tiến thương mại giữa VN và Nhật. Khi đã có mối quan hệ ổn định, công ty có thểmở văn phòng đại diện tại Nhật đểhỗtrợkhách hàng và marketing. Theo các chuyên gia có kinh nghiệm về thị trường Nhật cho biết thì chi phí thuê văn phòng tại Nhật là khoảng 60-70 USD/m2/tháng và từ 2000-3000 USD/tháng thuê nhân viên văn phòng người Nhật. Chi phí này là tương đối cao so với công ty KMS nhưng giá trịtừcác hợp đồng cho Nhật thường rất lớn nên công ty cần phải kiên trì và mạnh dạn đầu tư.
Trong kếhoạch này thì bộphận Marketing và ban lãnh đạo sẽ là người trực tiếp tìm kiếm thông tin và tiếp cận khách hàng. Bộ phận Marketing sẽ tìm hiểu về văn hóa, tập quán của các khách hàng Nhật đồng thời nghiên cứu các đối thủcạnh tranh đang hoạt động về lĩnh vực mà công ty KMS đang nhắm tới đểcó thể đề ra những biện pháp cạnh tranh tốt nhất. Ban lãnh đạo có nhiệm vụ liên hệ với hiệp hội phần mềm TPHCM, hiệp hội Nhật, thiết lập mối quan hệvới các doanh nghiệp Nhật.
Khi tiếp cận được khách hàng và kí được hợp đồng với họ thì công ty sẽ có thêm một nguồn lợi lớn từviệc gia công cho những khách hàng này.
3.6.2 Giải pháp cho chiến lược đa dạng hóa lĩnh vực công nghệmới
“Phát triển công nghệERP và giải pháp tích hợp công nghệ”
Mục tiêu của giải pháp này là tận dụng xu hướng phát triển công nghệ ERP trên thị trường thế giới để đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phần mềm, đồng thời nắm bắt tiềm năng phát triển của giải pháp công nghệ tích hợp trong tương lai để đi đầu trong lĩnh vực này. Việc đa dạng hóa dịch vụ phần mềm này cũng nhằm mục đích tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho công ty KMS.
Theo phân tích môi trường bên ngoài thì công ty KMS nên lựa chọn phát triển công nghệERP và giải pháp tích hợp công nghệcao vì hai công nghệnày phù hợp với đặc điểm dịch vụhiện tại của công ty. Hiện nay công ty KMS chuyên phát triển các phần mềm về thương mại điện tử nên khi chuyển sang phát triển công nghệ ERP sẽ KMS hơn vì nó cũng liên quan đến lực vực quản lý, kinh doanh của công ty. Còn vềgiải pháp tích hợp thì đây cũng là lĩnh vực mới phát triển, có ít đối
thủ cạnh tranh. Công ty nên chọn các giải giáp tích hợp cho những phần mềm liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và ERP nơi mà công ty đang có thế…Công ty cần nắm bắt cơ hội này cũng như tận dụng sự ổn định trong kinh doanh, đầu tư và tập trung một nguồn lực nhất định để nghiên cứu những công nghệ này nhằm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh và thu hút nhiều khách hàng trong tương lai. Công ty nên triển khai chiến lược này càng sớm càng tốt để nắm bắt cơ hội đi đầu khi chưa có nhiều công ty tham gia.
Nội dung của giải pháp này là công ty tập trung nghiên cứu công nghệ ERP và giải pháp tích hợp đểmởrộng phát triển khi thời cơ đến, công ty cần phải nghiên cứu kỹthị trường cũng như đối thủcạnh tranh để đềra chính sách phát triển hợp lý. Một sốchi phí công ty cần phải xem xét khi thực hiện giải pháp này là chi phí thuê chuyên gia, chi phí đào tạo hay chi phí marketing và nghiên cứu thị trường. Tuy nhiên những chi phí này không là gì so với lợi nhuận khi triển khai một dựán ERP.
Dựbáo kết quả: trong thời gian đầu công ty phải chấp nhận hòa vốn hoặc lời ít thậm chí bịlỗ đểtập trung nghiên cứu thị trường và đầu tư nguồn nhân lực. Hiện nay việc định giá giá trị phần mềm rất phức tạp và khó khăn vì nó phụ thuộc từng ngành từng lĩnh vực, từng chức năng …Tuy nhiên, giá thành triển khai một phần mềm ERP thường rất cao. Năm 2007, FPT triển khai một phần mềm ERP cho công ty Imexpharm với giá 5,4 tỷ đồng bằng 1% doanh thu của FPT năm 2007. Thông thương, giá bán phần mềm thường nhỏ hơn rất nhiều so với giá bảo trì, cài đặt, nâng cấp vì thời hạn bảo trì phần mềm kéo dài nhiều năm. Nói như thế đểthấy rằng nếu công ty KMS đầu tư vào lĩnh vực này sẽ thu được nguồn lợi lớn. Đặc biệt là lĩnh vực giải pháp tích hợp công nghệ sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Tuy nhiên công ty cần phải chọn các công ty nước ngoài đểhợp tác phát triển vì lợi nhuận cao và ổn định hơn.
Biện pháp thực hiện:
Đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệERP và giải pháp tích hợp
Như đã phân tích ởtrên ERP và giải pháp tích hợp công nghệsẽ là những lĩnh vực phát triển mạnh trong tương lai. Để triển khai được dịch vụ này công ty cần phải chuẩn bịngay từbây giờnhững bước sau:
- Thuê một số chuyên gia có kinh nghiệm vềERP và giải pháp tích hợp công nghệvề tư vấn và đào tạo đội ngũ nhân viên hiện tại.
- Thành lập một bộ phận R&D chuyên nghiên cứu và phát triển những công nghệkỹthuật mới đặc biệt là công nghệERP và giải pháp tích hợp công nghệcao. - Viết một số chương trình thử nghiệm dùng trong công ty KMS để đánh giá chất lượng và rút kinh nghiệm và làm mẫu đểgiới thiệu cho khách hàng mới.
- Đối với giải pháp ERP, công ty cần phải có người hiểu biết vềcác nghiệp vụ kế toán, tài chính, ngân hàng… Do đó, công ty cần phải có chiến lược bồi dưỡng nhân viên, tuyển thêm những nhân viên có kinh nghiệm vềlĩnh vực này sẽtốt hơn. Để có thểáp dụng thành công những công nghệ này, công ty KMS phải mất từ1-2 năm nghiên cứu và thử nghiệm. Khi nghiên cứu này thành công, nó sẽ mang lại nguồn thu đáng kể cho công ty và có được vịtrí trên thị trường CNTT VN.
3.6.3 Giải pháp cho chiến lược duy trì và phát triển thị trường hiện tại
“Tập trung duy trì và phát triển thị trường cho công ty VITALSUITE”
Mục tiêu của giải pháp này là giúp công ty KMS ổn định môi trường làm việc bên trong trong giai đoạn đầu của sựphát triển, cùng nhau vươt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tếtoàn cầu, phát huy hơn nữa những thành quả đạt được, học hỏi thêm kinh nghiệm quản lý, các công nghệ được chuyển giao để từng bước chuyên nghiệp hóa qui trình sản xuất nhằm chuẩn bịtốt nhất cho việc mởrộng và phát triển thị trường mới trong tương lai.
Căn cứcủa giải pháp này là hiện nay thị trường của công ty VITALSUITE vẫn đang phát triển tốt và ổn định, trong khi đó trình độ công nghệ của công ty KMS vẫn còn hạn chếcần được cải thiện thêm.
Trong chiến lược này, công ty vẫn sẽ tập trung một nguồn lực nhất định để duy trì và phát triển thị trường gia công phần mềm cho đối tác VITALSUITE. Công ty phải bảo đảm chất lượng sản phẩm làm ra đáp ứng nhu cầu khách hàng, hoàn thành dự án đúng thời hạn để giữ uy tín với khách hàng chiến lược lâu năm này đồng thời cải thiện trình độcông nghệhiện tại đểcạnh tranh với các đối thủkhác.
Ưu điểm của giải pháp này là công ty có thể tận dụng được nhân tài vật lực hiện tại để đi sâu nghiên cứu những kỹ thuật chuyên môn có liên quan. Hơn nữa,
công ty đã thông thạo được tình hình thị trường, khách hàng và tình hình cạnh tranh, do đó có thể nâng cao thực lực của doanh nghiệp và xây dựng ưu thế cạnh tranh cho mình.
Nhược điểm của giải pháp này là khi thị trường có sự thay đổi, xuất hiện nhiều công nghệmới thay thếthì nhu cầu vềcác dịch vụphần mềm này của đối tác sẽ gặp khó khăn, nguy cơ rủi ro lớn. Do đó, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị để đổi mới, cải thiện công nghệ khi cần thiết. Bên cạnh duy trì thị trường gia công phần mềm cho đối tác chiến lược VITALSUITE thì công ty cần có chiến lược chuẩn bịmởrộng thị trường và đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh trong tương lai đểtránh bịphụthuộc và phát triển bền vững trong tương lai.
Sau khi thực hiện giải pháp này thì trình độ nguồn nhân lực của công ty sẽ được nâng cao, trình độcông nghệ được cải thiện và công ty sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên doanh thu năm nay sẽ giảm hơn so với năm trước vì khủng hoảng kinh tếtoàn cầu nhưng chính nhờ thếmà công ty có thời gian để xem lại mình, khắc phục những điểm yếu về nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm đểchuẩn bịphát triển trong tương lai.
Biện pháp thực hiện:
Đào tạo và bổsung chất lượng nguồn nhân lực hiện tại
- Cho đội ngũ nhân viên hiện tại tham gia các khóa đào tạo chuyên môn trong