Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.2.1.4 Phân tích sự ảnh hưởng của môi trường văn hóa-xã hội

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet. Khách hàng sẽ KMS tiếp cận thông tin một cách nhanh chóng, chỉcần với những thao tác đơn giản trên máy tính, khách hàng đã có thể tìm ra được những sản phẩm, dịch vụ và nhà cung ứng mạnh đáp ứng được nhu cầu của mình. Từ thực tế này đã tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mạnh chiếm ưu thế cạnh tranh trước đối thủ, thu hút khách hàng về với mình. Để tận dụng được cơ hội này, yêu cầu doanh nghiệp phải thực sự chuyên nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình. Tính chuyên nghiệp đó thể hiện ở uy tín của thương hiệu: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ đạt chất lượng, giao hàng đúng tiến độ, dịch vụ hậu mãi đúng cam kết,

đáp ứng nhanh chóng nhất yêu cầu của khách hàng, đưa quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, hình thành nguyên tắc ứng xử với khách hàng kể cả khách hàng nội bộ.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu tính chuyên nghiệp, từ trước đến giờ đều quen với phong cách làm việc và phục vụ khách hàng theo quan điểm riêng của nhà lãnh đạo và văn hóa Việt. Vấn đề này chưa thực sự đe dọa nghiêm trọng đến doanh nghiệp chúng ta, khi trình độ dân trí chưa cao, đối thủ cạnh tranh ít, chưa có sự xâm nhập của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhưng với trình độ dân trí như hiện nay cùng với sự xâm nhập mạnh mẽ của các tập đoàn lớn từ nước ngoài đã mang đến một hình thái kinh doanh mới hấp dẫn khách hàng, buộc doanh nghiệp Việt Nam đứng trước các chọn lựa: Thay đổi để phát triền và hội nhập hoặc chấp nhận đối diện các nguy cơ.

Trong xu thế phát triển chung của toàn xã hội, công ty KMS cũng chịu sự tác động mạnh từ trào lưu này, khi khả năng hiểu biết của khách hàng cao hơn, thị hiếu của họ cũng thay đổi, đây sẽ là một thách thức lớn cho KMS trong quá trình tồn tại và phát triển. Thực tế hiện nay, qui trình làm việc của KMS vẫn còn thiếu chuyên nghiệp mặc dù công ty vẫn đang từng bước khắc phục và cải tiến nhưng kết quả vẫn không tiến triển là bao. Nguyên nhân chủ yếu là do thói quen của người Việt rất sợ sự thay đổi và do không có tinh thần tự giác cao hoặc do thời gian eo hẹp nên thực hiện không đến nơi, đến chốn. Vì sự thiếu chuyên nghiệp này trong qui trình làm việc nên dự án bị chậm tiến độ vẫn thường xuyên xảy ra. Điều này không những làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty mà còn tạo tiền lệ xấu về sau này. Mặc dù vấn đề có vẻ ít ảnh hưởng với KMS vì hiện tại công ty chỉ gia công trực tiếp cho một công ty ở Mỹ và là đối tác thân cận nên họ KMS bỏ qua và thông cảm. Nhưng trong tương lai, nếu KMS muốn làm việc cho nhiều đối tác khác thì vấn đề này cần phải được khắc phục triệt để. Công ty cần xây dựng một qui trình làm việc chuyên nghiệp,qui củ và rõ ràng. Đặt biệt là cần phải có được chứng nhận đảm bảo chất lượng phần mềm quốc tế CMMi để làm hành trang trên con đường phát triển lâu dài.

Mức độ ảnh hưởng của môi trường văn hóa và xã hội đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rõ rệt, do đặc thù của nền văn hóa nên người Việt luôn tôn trọng vấn đề tình cảm trong các mối quan hệ xã hội với nhau kể cảtrong

kinh doanh. Hiện nay quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ đã dẫn đến sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam cùng các quốc gia phát triển trên thếgiới, đã làm thay đổi trình độ nhận thức và thị hiếu của người tiêu dùng. Họ sẵn sàng từ bỏ chúng ta đểchọn đối thủkhác nếu chúng ta không thõa mãn nhu cầu của họ. KMS cần loại bỏ thói quen quản lý nhân viên dựa trên tình cảm. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp mạnh đểgiải quyết những trường hợp vi phạm có ảnh hưởng đến kết quả công việc, thường thì chỉcảnh cáo và cho qua.

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới.Đây là một trong những rào cản đểdoanh nghiệp phần mềm Việt Nam phát triển và các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam khó mà phát triển vì phần mềm vẫn bị sao chép lậu và các doanh nghiệp nước ngoài sợ đầu tư vào Việt Nam vì sợ bị mất bản quyền. Người Việt Nam vẫn chưa có thói quen xài hàng mua vì giá thành cao, trong khi hàng lậu thì giá rẻ. Rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng phần mềm mà không đăng ký bản quyền, chỉmột sốít doanh nghiệp lớn là có mua bản quyền. Nguyên nhân một phần là do đa số doanh nghiệp Việt Nam là vừa và nhỏ, không đủ tài chính để mua các phần mềm quá đắt như hệ điều hành Windows, Microsoft Office, phần mềm diệt Virus…Mặt khác do chính phủ Việt Nam vẫn chưa mạnh tay trong việc xử phạt vi phạm bản quyền phần mềm. Doanh nghiệp cũng có thể sửdụng các phần mềm mã nguồn mở để thay thế các phần mềm bản quyền như hệ điều hành Linux, Open Office…Tuy nhiên, phần mềm mở khó sử dụng và ít bảo mật như phần mềm bản quyền. Người tiêu dùng chưa thực sựmặn mà với phần mềm mã nguồn mở. Do tâm lý thích sửdụng các phẩn mềm quen thuộc (các phần mềm tương thích với hệ điều hành Microsoft Windows), nên các PMNM chưa được ứng dụng rộng rãi. Người tiêu dùng sẽ suy nghĩ: tại sao lại phải mua PMNM, cho dù giá rất thấp, trong khi vẫn có thể sử dụng phần mềm miễn phí của Microsoft (do sao chép lậu). Các điều trên vô hình chung gây ra khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp VN. Hiện nay khi mà Việt Nam đã gia nhập tổchức WTO thì việc bảo đảm cam kết với chính sách bảo vệ sởhữu trí tuệ phải được xửlý triệt để. KMS cũng nên đầu tư cho việc thực hiện luật bản quyền và bảo vệbản quyền cho doanh nghiệp mình.

Nói tóm lại, văn hóa thiếu tính chuyên nghiệp và thói quen xài hàng lậu của người Việt Nam là một trong những thách thức và trởngại của ngành CNPM nước ta.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển công ty TNHH Giải Pháp CNTT KMS từ nay đến năm 2020 (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)