6. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.5 TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
1.5.1 Khái niệm phần mềm
Khái niệm phần mềm (software) đã được sử dụng ở nước ta từ hơn 10 năm nay,để phân biệt với khái niệm phần cứng (hardware) là các thiết bị-máy tính. Hiểu một cách nôm na thì phần mềm là những chương trình điều khiển, được cài đặt bên trong máy tính,giúp người sử dụng ra lệnh cho máy tính, bằng những tín hiệu tương thích để máy tính có thể hiểu đựơc. Nhờ có phần mềm, máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ mà người sử dụng yêu cầu. Không có phần mềm, máy tính sẽ mất giá trị sử dụng. Phần mềm do con người viết ra để phát huy hiệu quả máy tính, nên làm phần mềm đòi hỏi một hàm lượng chất xám cao, là một trong những lĩnh vực quan trọng của công nghệ cao.
1.5.2 Khái niệm Công nghiệp phần mềm
Công nghiệp phần mềm là một ngành kinh tế nhằm phát triển, sản xuất, phân phối các sản phẩm phần mềm và cung cấp các dịch vụ phần mềm như đào tạo, huấn luyện, tư vấn, cung cấp giải pháp, hỗ trợ kỹ thuật bảo trì cho người dùng.
1.5.3 Đặc điểm của ngành công nghiệp phần mềm
Công nghiệp phần mềm có một số đặc điểm sau: Là một ngành siêu sạch, đem lại lợi nhuận cao
Khác với những ngành kinh tế khác đòi hỏi đến nguyên, nhiên, vật liệu, công nghiệp phần mềm chủ yếu dựa trên trí tuệ. Vì vậy, đây là một ngành công nghiệp siêu sạch, không ảnh hưởng đến môi trường.
Chi phí đầu tư cho phát triển phần mềm chủ yếu là chi phí từ hoạt động trí tuệ và tiếp thị. Chính vì vậy lợi nhuận từ ngành công nghiệp này rất lớn, có thể nói là ngành đem lại lợi nhuận lớn nhất so với các ngành kinh tế khác. Thông thường lợi nhuận này chiếm 50% tổng chi phí. Trong những năm gần đây, công nghiệp phần mềm đã tạo ra nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới, và rất nhiều doanh nhân, chuyên gia đã nhanh chóng trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ ngành công nghiệp mới mẻ này.
CNPM là một ngành công nghiệp mới mẻ. Phần lớn các doanh nghiệp phần mềm mới bắt đầu hoạt động trong vòng 20 năm trở lại đây. Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp này là không đòi hỏi phải đầu tư nhiều về trang thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu, mà chủ yếu là đầu tư cho đào tạo nhân lực, nâng cao kỹ năng, trí tuệ. Do vậy có những công ty xuất phát rất nhỏ, nhưng biết sử dụng nhân tài và có chiến lược phát triển đúng đắn, sau 5 – 10 năm thành lập đã có thể có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của toàn ngành trên phạm vi toàn cầu.
Thị trường phần mềm toàn cầu nói chung và trong mỗi quốc gia nói riêng đều tăng trưởng khá nhanh. Nhu cầu về phần mềm, dịch vụ và nhân lực CNTT ngày càng tăng. Các nước có mức độ phát triển càng cao thì nhu cầu về phần mềm và dịch vụ càng lớn, vượt xa so với khả năng cung cấp và nguồn nhân lực của chính họ, điều này làm cho sự thiết hụt về nhân lực phần mềm ngày càng nhiều và giá nhân công ngày càng cao ở các nước đó. Điều này đẫn đến một nhu cầu tự nhiên cần tìm kiếm các nhà cung cấp và nguồn nhân lực phần mềm giá rẻ từ các nước kém phát triển hơn. Đây là cơ hội lớn cho các nước đang phát triển biết nắm đúng thời cơ, có những biện pháp mạnh và đúng đắn để có thể vượt lên.
Nắm được thời cơ này, từ năm 1982 các doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ đã tiến hành gia công xuất khẩu phần mềm cho Mỹ và Châu Âu, và đến nay Ấn Độ đã trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về gia công xuất khẩu phần mềm, với doanh thu lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm. Trung Quốc mặc dù mới bắt đầu đẩy mạnh phát triển CNPM từ những năm cuối của thế kỷ 20, tuy nhiên với lợi thế thị trường trong nước, đến nay doanh thu của ngành công nghiệp này của họ cũng đã đạt trên 10 tỷ USD. Các nước khác trong khu vực như Philipin, Malaysia cũng đang đạt được nhiều thành công lớn trong phát triển CNPM. Đây là những bài học thành công mà Việt Nam hoàn toàn có thể học tập và áp dụng vào hoàn cảnh thực tế của mình.
Vừa có xu hướng tiếp tục phát triển tập trung ở một số quốc gia nhưng cũng lại phân tán sang các nướckhác
CNPM tập trung phát triển chủ yếu ở Mỹ và xu hướng này tiếp tục tăng. Đến nay, ngành công nghiệp này phần lớn do các công ty Mỹ thống trị với các tập đoàn đa quốc gia hùng mạnh có chi nhánh hoạt động trên toàn cầu.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản và các nước EU cũng là những khu vực có ngành CNPM phát triển mạnh mẽ. Ở những khu vực này các phần mềm được phát triển chủ yếu là những phần mềm đáp ứng nhu cầu nội địa và các thiết bị cho các hãng của các nước này sản xuất.
Bên cạnh xu hướng tập trung như đã nêu trên, hiện nay đang xuất hiện xu hướng phân tán. Ngày nay sự chuyển dịch dòng người, dòng tiền, dòng hàng hoá và thông tin đã vượt khỏi biên giới các quốc gia. Điều đó tạo nên sự phân tán trong phát triển phần mềm. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của Internet và thương mại điện tử, sự chuyển dịch này ngày càng lớn. Việc hợp tác sản xuất và gia công, xử lý số liệu thông qua mạng đã và đang trở nên phổ biến, tận dụng được sự chênh lệch thời gian giữa các quốc gia. Xuất hiện việc sử dụng nhân công thấp ở các nước đang phát triển để gia công phần mềm và xử lý số liệu cho các hãng và các công ty ở những nước phát triển. Nhiều công ty phần mềm đã và đang có xu hướng xây dựng các cơ sở sản xuất phần mềm và gia công phần mềm tại nhiều nước khác nhau để tận dụng lợi thế so sánh về nguồn nhân lực.
Có đặc thù riêng
Bên cạnh những điểm tương đồng với các ngành kinh tế – kỹ thuật và công nghệ cao khác, CNPM có những đặc thù riêng, mà như theo Bill Gates, Chủ tịch Công ty Microsoft, để phát triển CNPM cần hội tụ đủ 4 yếu tố:
- Thị trường: vai trò của thị trường không chỉ đơn giản là nơi tiêu thụ sản phẩm phần mềm mà quan trọng hơn là nơi tạo ý tưởng cho các sản phẩm, giải pháp phần mềmmới. Câu hỏi của các DNPM không chỉ đơn thuần là “có thể tiêu thụ sản phẩm phầnmềm ở đâu” mà phải là “sản phẩm phần mềm nào có thể tiêu thụ được”.
- Nhân lực: với ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám đậm đặc, vai trò của nguồn nhân lực với chất lượng cao và số lượng đủ lớn là rất quan trọng. Nhân lực ở đây bao gồm cả nhân lực kỹ thuật lẫn nhân lực quản lý.
- Tài chính: giống như mọi ngành kinh tế khác, tài chính là nhiên liệu cho cỗ máy của CNPM và các DNPM vận hành.
- Công nghệ:Phần mềm là ngành công nghệ cao, có tốc độ đổi mới rất nhanh. Công nghệ ở đây cũng được hiểu là cả công nghệ kỹ thuật lẫn công nghệ quản lý. Vai trò của công nghệ không chỉ là cho phép tạo ra các sản phẩm- dịch vụ mới mà chủ yếu
là cho phép tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động -đồng nghĩa với tăng lợi nhuận và tạo ưu thế cạnh tranh - chủ yếu thực hiện thông qua nghiên cứu – triển khai và chuyển giao công nghệ.Mỗi một quốc gia, một địa phương hay một DNPM khi phát triển đều phải dựa trên 4 yếu tố mang tính chất nội lực nêu trên. Tuy nhiên để có thể phát huy được, 4 yếu tố trên cần được đặt trong một môi trườngthuận lợi
(về kinh tế, văn hoá, xã hội, pháp lý, cơ sở hạ tầng) mang tính chất nền tảng. Các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển CNTT và CNPM gọi đây là mô hình 4/1
Hình 2.1 – Mô hình 4/1 của ngành CNPM
1.5.4 Phân loại phần mềm
Phần mềm đóng góilà những sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, có thể sử dụng được ngay sau khi được cài đặt vào các thiết bị hay hệ thống, được nhà sản xuất đăng ký thương hiệu và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường. Phần mềm đóng gói được chia thành phần mềm ứng dụng, phầnmềm hệ thống và phần mềm phát triển:
Phần mềm ứng dụng là Phần mềm được phát triển nhằm giúp giải quyết các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động nghiệp vụ như soạn thảo văn bản, quản lý học sinh, quản lý kết quả học tập, quản lý thư viện, phần mềm kế toán, phần mềm quản trị doanh nghiệp v.v.
Phần mềm phát triển (còn gọi là phần mềm công cụ) là các Phần mềm được dùng làm công cụ để cho các lập trình viên, những người phát triển phần mềm sử dụng nó để phát triển các phần mềm ứng dụng. Có thể hình dung tương tự như để chế tạo động cơ ô tô người ta dùng máy công cụ. Các phần mềm dịch tự động các giải thuật viết trong một hệ thống qui ước nào đó thành các chương trình trên mã máy mà máy tính có thể thi hành được, các phần mềm hỗ trợ tổ chức dữ liệu, nhữngphần mềm phát hiện lỗi lập trình và sửa lỗi,... đều thuộc các phần mềm phát triển.
CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM
KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI, PHÁP LÝ, CƠ SỞ HẠ TẦNG
T h ị tr ườ ng N hâ n l ực T ài ch ín h C ôn g n gh ệ
Phần mềm hệ thống là các Phần mềm tạo môi trường cho các phần mềm khác làm việc. Những phần mềm này phải thường trực vì nó phải cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu của các phần mềm khác mà không biết trước yêu cầu đó xuất hiện khi nào. Hệ điều hành, phần mềm gõ bàn phím theo kiểu tiếng Việt, hệ quản trị cơ sở dữ liệu hoạt động theo kiểu khách - chủ,... thuộc phần mềm hệ thống.
Phần mềm sản xuất theo hợp đồng là những sản phẩm phần mềm được sản xuất đơn lẻ hoặc được phát triển từ những phần mềm sẵn có theo các đơn đặt hàng hay theo hợp đồng giữa người sử dụng với nhà sản xuất phần mềm. Phần mềm sản xuất theo hợp đồng có thể là một sản phẩm hoàn chỉnh, một phần mềm gia công hoặc một phần mềm nhúng.
Phần mềm gia công là một hay nhiều phần của một sản phẩm phần mềm nào đó được một công ty (thường là công ty phần mềm lớn - gọi là người thuê gia công) thuê lại một công ty phần mềm khác (gọi là người nhận gia công) thực hiện.
Phần mềm nhúng là phần mềm được nhà sản xuất thiết bị cài sẵn vào thiết bị và chúng được sử dụng ngay cùng với thiết bị mà không cần có sự cài đặt của người sử dụng hay người thứ ba.
Dịch vụ phần mềm là các dịch vụ liên quan đến phần mềm như Dịch vụ bảo hành bảo trì, dịch vụ đào tạo, dịch vụ chuyên môn, dịch vụ dự án, dịch vụ hỗ trợ triển khai, cấp phép sử dụng bản quyền phần mềm, v.v.…
1.5.5 Tình hình phát triển ngành CNPM của VN và vị thế của CNPM VN trên thếgiới trên thếgiới
1.5.5.1 Tình hình phát triển ngành CNPM của VN
Theo đánh giá của VINASA, liên tục nhiều năm qua hoạt động gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam đã tăng đều đặn trên dưới 50% một năm. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp phần mềm tham gia vào hoạt động này, trong đó có nhiều doanh nghiệp chuyển hẳn toàn bộ hoạt động sang gia công xuất khẩu phần mềm. Doanh thu trong năm 2010 đạt mức 498 triệu USD một bước tăng trưởng ấn tượng khi năm 2003 con số này mới chỉ là 100 triệu USD. Thị trường của các doanh nghiệp gia công cũng đã được mởrộng nhanh chóng, có những thị trường mà Việt Nam đã phát triển trởthành nhà cung cấp số 1 như Nhật Bản. Dù có rất nhiều khó
khăn và thách thức trong sựkhủng hoảng của nền kinh tếtoàn cầu nhưng Việt Nam vẫn mạnh dạn đặt mục tiêu trở thành nước xuất khẩu phần mềm lớn thứ 3 thế giới sauẤn Độvà Trung Quốc.
` Theo tiến sĩ Hoàng Lê Minh, Viện trưởng Viện công nghiệp phần mềm và Nội dung số, Bộ Thông tin và Truyền thông, doanh thu năm 2010 đã vượt qua con số 120 triệu USD, đây là một con sốkhông nhỏ vì nếu xét về lượng giá trị gia tăng thu vềcho Việt Nam thì 1 USD gia công xuất khẩu phần mềm có thể tương đương 5 - 7 USD xuất khẩu hàng dệt, may. Quan trọng hơn, tốc độ tăng trưởng gia công xuất khẩu phần mềm của nước ta đạt tới mức 40-50%/năm, đồng thời mức “cầu” từcác doanh nghiệp nước ngoài vẫn luôn vượt xa khả năng “cung” của các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng theo tiến sĩ Minh, thị trường Bắc Mỹ được xem là thị trường truyền thống của doanh nghiệp Việt Nam nhưng Nhật Bản đang nổi lên là thị trường lớn nhất và tăng trưởng cao nhất của Việt Nam, đang hấp dẫn nhiều doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, cơ hội thâm nhập thị trường châu Âu đang mởra cho những năm tới, với sựkhuyến khích và hỗ trợ đến từ chính sách của các nước Bắc Âu.
Hiện nay vấn đề khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp phần mềm đó chính là nguồn nhân lực, tình trạng nhân lực thiếu và trình độ được đào tạo không phù hợp xuất hiện ở tất cả các doanh nghiệp. Định hướng chiến lược phát triển trong thời gian tới của Outsourcing Việt Nam là phải “tập trung đột phá cho được bài toán nhân lực và nâng cao đẳng cấp chất xám trong hoạt động outsourcing”, đồng thời áp dụng chiến lược về thị trường là “khai phá châu Âu, khoan sâu Mỹ - Nhật”.
1.5.5.2 Vịthếcủa ngành công nghiệp phần mềm VN trên thếgiới
Trong năm qua, vịtrí của Việt nam trên bản đồCNTT thếgiới sáng sủa hơn, nhiều thứ hạng được cải thiện. Tuy nhiên khi sự phát triển của CNTT gắn chặt với sự phát triển kinh tế của từng quốc gia và nhiều yếu tố liên quan đến chất lượng tăng trưởng được bổ sung thêm vào để đánh giá thì Việt nam đang đứng trước không ít thách thức trong cốgắng cải thiện đáng kểvị thế CNTT của quốc gia trên bản đồtoàn cầu.
“Bản đồ gia công (phần mềm -BD) đang dịch chuyển” -đó là cách gọi theo kết quả nghiên cứu mới nhất của A.T. Kearney - Tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới của Hoa Kỳ. Cách gọi tượng hình này được dùng để miêu tả sức vươn lên mạnh mẽ của các quốc gia châu Á trong lĩnh vực gia công phần mềm, trong đó quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất là Việt Nam (từ vị trí thứ 19 năm 2009 lên vị trí thứ 10 trong bảngxếp hạngcác quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm năm 2011).
Bảng xếp hạngnày của A.T. Kearney phân tích và xếp hạng 50 quốc gia trên thế giới phù hợp nhất để thực hiện các dự án thuê ngoài (outsourcing) dựa trên các tiêu chí: dịch vụ và hỗ trợ công nghệ thông tin, các trung tâm chăm sóc khách hàng và hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin.
Chỉ số của các quốc gia về lĩnh vực này được hợp thành từ 43 chỉ số, tập hợp thành 3 nhóm: sự hấp dẫn về tài chính, kỹ năng và nhân lực hiện có, môi trường kinh doanh.
Theo đó, Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn thứ 10 trên toàn cầu về gia công phần mềm, cùng với nhiều quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Phillipines và Jordan. Hai cái tên ngoài châu Á trong top 10 là Ai Cập và Chile.
Các quốc gia châu Á tiếp tục là địa chỉ “vàng” về gia công phần mềm, trong đó Đông Nam Á và Trung Đông được đánh giá là các khu vực có mức tăng chỉ số hấp dẫn về lĩnh vực này mạnh nhất. Ngược lại, Đông Âu và Trung Âu - từng được