Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 39)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.5.Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học

Những nghiên cứu về lý luận dạy học đã chỉ ra rằng: muốn nâng cao chất lượng dạy học thì cần thiết phải quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh, phải thông qua việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Do đó, một trong những cơ sở để đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học chính là việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập học sinh.

"Chương trình tiểu học mới thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng: Kế thừa các ưu điểm của cách đánh giá truyền thống và đặt việc đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan đúng với vị trí của nó; phối hợp đánh giá thường xuyên và định kỳ giữa các hình thức đánh giá khác nhau (bằng viết và vấn đáp ..); đặc biệt, việc kiểm tra, thi đều thực hiện theo trình độ chuẩn của chương trình tiểu học mới" [15, tr.15].

Trong phạm vi quản lý dạy học, hiệu trưởng quản lý hoạt động học của học sinh thông qua phản ánh của đội ngũ giáo viên về kết quả học tập rèn luyện của học sinh.

Hiệu trưởng cần phải quản lý việc kiểm tra của giáo viên đối với học sinh để đánh giá kết quả học tập của học sinh và kết quả giảng dạy của giáo viên tránh chỉ dừng lại ở mức độ đo lường bằng điểm số. Cụ thể là: quản lý kế hoạch kiểm tra của giáo viên; có kế hoạch kiểm tra giữa học kỳ, cuối học kỳ và hết năm học; yêu cầu chấm, trả bài đúng thời hạn, có sửa chữa hướng dẫn cho học sinh; phân công bộ máy quản lý tổng hợp tình hình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định kỳ.

Thông qua việc tổ chức các kỳ thi để đánh giá đúng thực chất kết quả học tập của học sinh, từ đó có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu kém về học lực, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những học sinh có năng khiếu. Mặt khác, thông qua việc kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của học sinh.

1.5.6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp ứng việc thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 39)