Thực trạng các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 67)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.8.Thực trạng các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học

Để đánh giá mức độ thực hiện các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh tác giả đã lấy ý kiến của 348 giáo viên ở 17 tiêu chí và tổng hợp vào bảng 2.15. Trong bảng, tác giả dùng công thức sau để tính điểm trung bình cho từng biện pháp:

Trong đó :

Xi : là điểm trung bình biện pháp i. aij : là số phiếu ở dòng i, cột j.

i : là chỉ số dòng (số thứ tự của biện pháp ; i = 1 ,2,3,4.. 17) j : chỉ số cột của mức độ thực hiện (j = 0,1,2,3,4)

(j-l) : là số điểm ở cột j

Qua bảng 2.15, cho thấy hiệu trưởng cần lưu ý các nội dung 5, 12,13, 14 và 15. Tuy điểm trung bình các nội dung trên không quá thấp nhưng so với các nội dung khác trong bảng ta thấy mức đánh giá ở mức độ rất tốt không cao.

Nội dung 5, điểm trung bình là 3,11 điều này chứng tỏ việc phối hợp giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng ở một số trường tiểu học chưa cao. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay hiệu trưởng chưa được quyền lựa chọn phó hiệu trưởng, người giúp việc cho mình, mà chủ yếu do sự đề bạt, bổ nhiệm của cáp trên. Mặt khác nêu phó hiệu trưởng có năng lực chuyên môn tốt nhưng ý thức phục tùng hiệu trưởng không cao cũng sẽ dẫn đến mâu thuần trong công việc. Điều này tạo nên sự chồng chéo trong việc chỉ đạo cũng như kiểm tra gây khó khăn, lúng túng trong đội ngũ giáo viên.

Nội dung 12, điểm trung bình là 2,67: điều này là một thực tế khách quan hiện nay ở các trường phổ thông, nhất là các trường tiểu học. Do giáo viên rất bận rộn trong năm học, hiệu trưởng khó tổ chức cho giáo viên giao lưu với các trường bạn. Hơn nữa, tài chính các trường còn hạn hẹp, cần phải sắp xếp khoa học hơn và có kinh phí cho hoạt động này.

Nội dung 13, điểm trung bình là 3,09, do kinh phí dành cho việc mua sắm trang thiết bị còn hạn hẹp, và phải được dự trù ngay từ đầu năm học, vào trong năm học có những phát sinh nhưng không được cấp bổ sung. Nên chăng, cần tạo điều kiện cho các hiệu trưởng lập kế hoạch kinh phí dài hạn hơn (khoảng 3-5 năm) để hiệu trưởng cân đối kinh phí cho phù hợp.

Nội dung 14, điểm trung bình là 3,10 và nội dung 15 điểm trung bình là 3,07 cho chúng ta thấy đây là vấn đề khá bức xúc cả đội ngũ giáo viên lẫn hiệu trưởng các trường. Do tiêu chuẩn đánh giá thi đua thường bị lệ thuộc vào những quy định của cấp trên, mức khen thưởng thấp nên không kích thích, động viên đội ngũ. Mặt khác, đối với trường tiểu học nguồn quỹ tự có của trường rất hạn hẹp, tùy theo điều kiện từng trường, tùy năng lực "vận động" của mỗi hiệu trưởng, mức độ khen thưởng mỗi trường khác nhau tạo nên sự so sánh giữa giáo viên các trường, gây tâm lý không ổn định trong đội ngũ.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 67)