7. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Một số nét về quận Tân Bình
• Đặc điểm về địa lý tự nhiên
Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất Tổ quốc, quận Tân Bình là quận ven nội thành với dân số là 280.642 người (đầu năm 1976); diện tích 38,32km (trong đó sân bay Tân Sơn Nhất chiếm diện tích 13,98km2) được chia thành 26 đơn vị hành chính cấp phường. Địa hình quận nằm hướng Tây Bắc nội thành: Đông giáp quận Phú Nhuận , quận 3, quận 10; Bắc giáp quận 12, quận Gò vấp; Tây giáp Bình chánh và Nam giáp quận 6 và quận 11. Quận Tân Bình có hai cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước là Cụm cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (diện tích 7,44km ) và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng phẳng, độ cao trung bình 4-5 m so với mực nước biển, cao nhất là khu sân bay 8-9m, trên địa bàn còn có kênh rạch và đất nông nghiệp. Đến năm 1988, theo quyết định số 136/HĐBT ngày 27/8/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới hành chính từ 26 phường sát nhập lại còn 20 phường (từ phường 1 đến phường 20), cho đến ngày 30/11/2003, thời gian được 15 năm.
Đến cuối năm 2003, thực hiện Nghị định số 130/2003/NĐ-CP ngày 5 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ, quận Tân Bình được điều chỉnh ranh giới, tách ra thành lập thành hai quận đó là Tân Bình và Tân Phú.
Quận Tân Bình (mới) có diện tích là 22,38km2, trong đó sân bay Tân Sơn Nhất chiếm 8,44km2 . Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10; Bắc giáp quận 12, quận Gò vấp;Tây giáp quận Tân Phú và nam giáp quận 11. Dân số quận còn trên 43.0559 người bao gồm nhân khẩu có đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở với 75.206 hộ dân [33, tr.15].
• Đặc điểm về kinh tế
Từ thập niên 90 trở lại đây, theo định hướng của Đảng bộ, ủy ban nhân dân quận, chương trình: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa" của quận được hoạch định và thực hiện đồng
bộ, có hiệu quả với sự ra đời của khu công nghiệp Tân Bình (phường 15-16), cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hàng năm được duy tu, đầu tư và tôn tạo ở cả 20 phường, các khu dân cư được quy hoạch khang trang, mạng lưới điện tháp sáng, đường giao thông liên tục cải tạo thông thoáng sạch đẹp. Bên cạnh đó, hàng loạt biện pháp về xã hội nhằm chăm lo và phát triển sức khỏe, thể lực của nhân dân trên địa bàn quận. An ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, hệ thống chính quyền được củng cố và cải tiến, việc thực hiện cải cách hành chính với mô hình "một cửa, một dấu" đã và đang được áp dụng ngày càng hoàn thiện hơn.
Tân Bình là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng cơ học khá lớn, trong khi đó tốc độ đầu tư xây dựng mặc dù có gia tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp với yêu cầu phát triển của địa phương, sự thiếu thốn về hạ tầng xã hội như các công trình công cộng phục vụ vui chơi giải trí, cây xanh, hệ thống cấp thoát nước xuống cấp, trật tự, vệ sinh môi trường, vệ sinh đô thị còn kém... vẫn còn là mối quan tâm lớn của quận.
Tóm lại, Tân Bình đất rộng, người đông, kinh tế xã hội có chiều hướng phát triển mạnh. Nếu so sánh với các quận, huyện khác trong thành phố thì quận Tân Bình đang ẩn chứa một tiềm năng lớn cho quá trình hình thành một không gian đô thị hiện đại và quan trọng ở phía Tây thành phố Hồ Chí Minh.
• Một số nét về ngành Giáo dục Tân Bình
Những ngày đầu mới giải phóng, ngành giáo dục Tân Bình tiếp quản 105 trường trong quận, phần lớn các trường đều không đạt quy cách của ngành giáo dục. Hệ phổ thông có 1238 giáo viên phần lớn không qua đào tạo cơ bản, với 55.346 học sinh cấp I và cấp II.
Tháng 12/1996 với sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 2 khoa VIII về định hướng chiến lược giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa -hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2010. Nghị quyết của Đảng bộ Tân Bình lần thứ VIII nhiệm kỳ (2000-2005) đã khẳng định: "Tiếp tục thực hiện xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa trường lớp, thực hiện công bằng trong giáo dục, ai cũng được học hành. Thực hiện tốt phong trào dạy tốt, học tốt, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, đồng bộ trên các địa bàn. Phát triển đa dạng hóa trường lớp ở các bậc học."
Những năm đầu sau giải phóng, đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo theo một tiêu chuẩn thống nhất. Một thời gian dài ngành giáo dục Tân Bình đã phân loại và thực hiện bồi dưỡng cả kiến thức, trình độ chính trị lẫn nghiệp vụ chuyên môn. Từng bước chuẩn hóa cho
đội ngũ giáo viên tiểu học với tổng số 894 người, trong đó trình độ cao đẳng là 120 người (chiếm tỷ lệ 13,2%), trình độ đại học là 483 người (chiếm tỷ lệ 53,2 %) và có trình độ trên đại học là 3 người.
Sự quan tâm của lãnh đạo quận thể hiện rõ nét thông qua sự đầu tư ngân sách cho giáo dục. Hằng năm, tổng chi ngân sách trên lĩnh vực giáo dục chiếm tỉ trọng cao như bảng 2.1
Nhìn chung ngân sách tuyệt đối chi cho giáo dục tăng dần, tỷ trọng cũng tăng; tuy nhiên trong hai năm 2000 và 2001 tỉ trọng giảm vì những năm này nguồn chi cho các lĩnh vực khác cao, đến năm 2005 tỉ trọng tiếp tục tăng đáng kể.