Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 53)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên

Qua kết quả điều tra ở bảng 2.8, cho thấy việc tổ chức cho giáo viên nghe báo cáo hoặc hội thảo nhằm giúp cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng chương trình được đa số hiệu trưởng nhận thức rất tốt (66,6%). Tuy nhiên cũng có 4,8% ý kiến cho rằng việc làm này không cần thiết. Quan điểm trên cũng cần được làm rõ, nếu chúng ta không quan tâm đến việc giúp cho đội ngũ có nhận thức đúng và cho rằng tự bản thân giáo viên có thể thông qua họp hội đồng giáo dục, nghe hiệu trưởng phố biến cũng nắm được sẽ dẫn đến sự tùy tiện của một số giáo viên trong việc thực hiện chương trình. Mặt khác có đến 33,3 % ý kiến của cán bộ quản lý cho rằng không cần thiết phải có biện pháp xử lý giáo viên thực hiện sai phân phối chương trình. Đó chính là sự buông lỏng quản lý và điều này dẫn đến kết quả là chương trình tất yếu sẽ bị đảo lộn, cắt xén và dồn ép.

Một vấn đề cũng cần quan tâm của đội ngũ hiệu trưởng hiện nay là việc giao khoán thực hiện chương trình cho giáo viên. Cũng theo bảng khảo sát có 19,0 % ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý cho rằng điều này rất cần thiết và cũng có bằng ấy ý kiến cho rằng không cần thiết; về phía giáo viên có 6,0% cho rằng hiệu trưởng thực hiện điều này chưa tốt. Thực tế ở các trường tiểu học hiện nay, việc giao khoán chương trình cho giáo viên là chưa phù hợp. Người hiệu trưởng khó có thể kiểm soát được việc thực hiện chương trình của giáo viên nhất là giáo viên có năng lực hạn chế và thiếu kinh nghiệm. Một vấn đề làm trăn trở đội ngũ quản lý là phân phối chương trình hiện nay còn một sô bất cập, có những

bài quá dài hoặc quá ngắn nhưng cũng quy định giáo viên dạy trong 1 tiết (khoảng 30-40

phút). Điều này làm cho đội ngũ giáo viên lúng túng trong việc phân bố thời gian tiết dạy.

Qua trao đổi với một số hiệu trưởng các trường, nhiều hiệu trưởng đưa ra ý kiến nên khoán cho giáo viên tự cân đối thời gian trong buổi dạy, không quy định cứng ngắt về thời gian thực hiện trong một tiết.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 53)