Biện pháp tạo động lực

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 86)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.4. Biện pháp tạo động lực

■ Biện pháp 8: Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua hợp lý; chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

• Mục tiêu biện pháp

- Qua việc đề ra các tiêu chuẩn thi đua hợp lý nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực chuyên môn cũng như sự cống hiến của từng thành viên trong trường, từ đó có chế độ khen thưởng, đãi ngộ xứng đáng.

- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, vận động các lực lượng xã hội ngoài nhà trường, hội Cha mẹ học sinh nhằm chăm lo tốt đời sống vật chất cũng như tinh thần cho đội ngũ.

• Tố chức thực hiện

Để có thể tổ chức thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng, tránh tình trạng cào bằng, cảm tính như hiện nay, hiệu trưởng các trường phải tổ chức thi đua đảm bảo có tác dụng kích thích, động viên giáo viên làm việc, cụ thể như:

- Hiệu trưởng phải định ra nhiệm vụ cụ thể, quy định thành điểm của giáo viên theo điều lệ trường tiểu học và những quy định mang tính đặc thù riêng của trường mình. Trước khi tổ chức thực hiện phải cho giáo viên nghiên cứu, đóng góp và thống nhất. Các quy định thực hiện phải dựa trên cơ sở chuẩn để có điểm cộng, điểm trừ; những quy định về thưởng, phạt phải rõ ràng.

- Hiệu trưởng phải tổ chức theo dõi, chấm điểm thi đua cụ thể. Hằng tuần hoặc ít nhất mỗi tháng phải thông báo mức độ thực hiện để giáo viên nắm bắt cụ thể về tình hình thực hiện. Khi tiến hành tổ chức xét danh hiệu thi đua phải đảm bảo tính công khai, công bằng và khách quan theo quy định chung về trình tự xét thi đua. Trong quá trình bình xét phải đặc biệt quan tâm đến mức độ đóng góp cho sự phát triển của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học.

- Tạo những phần thưởng cho cá nhân, tập thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (theo đợt, phong trào...). Ngoài phần thưởng theo quy định của Nhà nước, hiệu trưởng cần tìm những nguồn tài chính khác để khen thưởng cho đội ngũ có những thành tích xuất sắc.

Hiệu trưởng phải phối hợp tốt và phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức trong trường, của Hội Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã hội, tham mưu tốt với các cấp quản lý giáo dục trực tiếp, cụ thể là:

- Quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, các điều kiện làm việc để các tổ chức trong trường như công đoàn, đoàn thanh niên, đội thiếu niên... làm đúng chức năng của họ.

- Lập kế hoạch tổ chức phối hợp với hội Cha mẹ học sinh, tăng cường nguồn thông tin ngược từ học sinh, phụ huynh, từ các tổ chức trong trường giúp cho quá trình chỉ đạo, điều chỉnh hoạt động dạy và học có hiệu quả.

- Hiệu trưởng phải tạo mối quan hệ tốt với các lực lượng xã hội để họ hiểu và quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, cho hoạt động dạy và học của trường; tích cực tham mưu với các cấp quản lý giáo dục để tạo điều kiện tốt cho hoạt động dạy học của trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)