Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 27)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.4.1. Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học

Đất nước ta đang chuyển sang thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã nhấn mạnh: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực to lớn của người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa". Vì vậy, đồng thời với chăm lo tăng trưởng về kinh tế phải chăm lo phát triển nguồn nhân lực con người chuẩn bị lớp người lao động có một hệ thống giá trị phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới, đó là: "Những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe; là người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên như lời dặn của Bác Hồ"[12, tr.28-29].

Văn kiện Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ương Đảng khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: Giáo dục và Đào tạo phải thật sự là quốc sách hàng đầu, hoàn thành tốt việc đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người cho công nghiệp hiện đại hóa đất nước. Cùng với đổi mới nội dung giáo dục theo hướng cơ bản, hiện đại phải tăng cường giáo dục công dân, giáo dục thế giới quan khoa học, lòng yêu nước, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiến độ của đất nước. Bản sắc dân tộc và tính chất

tiên tiến của nền văn hóa phải được thấm đậm trong mọi lĩnh vực, sao cho người lao động mới của đất nước có cách tư duy độc lập, có cách làm vừa hiện đại vừa mang sắc thái Việt Nam.

Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đã được soạn thảo từ đầu những năm 70 nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể của giai đoạn khôi phục kinh tế sau hơn 30 năm đất nước có chiến tranh kéo dài. Do đó hiện nay, trước những yêu cầu cấp bách của việc chuẩn bị lớp người lao động mới phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (đến năm

2020), việc đổi mới chương trình phổ thông, trong đó có chương trình tiểu học là một yếu tố

khách quan.

Thực hiện những chủ trương của Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang triển khai đổi mới toàn diện và đồng bộ giáo dục và đào tạo, trong đó có đổi mới chương trình giáo dục các cấp, bậc học nói chung, chương tình tiểu học nói riêng. Và ngày 9 tháng 11 năm 2001, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chương trình tiểu học áp dụng thống nhất trong cả nước kể từ năm học 2001-2002.

1.4.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học của chương trình tiểu học mới

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 27)