Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giáo

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 75)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giáo

quan trọng và những vấn đề có liên quan đến quản lý việc thực hiện chương trình dạy học.

• Mục tiêu biện pháp

- Nhằm bồi dưỡng ý thức trách nhiệm của đội ngũ trước nhiệm vụ được giao.

- Góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ về khoa học quản lý, khoa học giáo dục và những vấn đề đổi mới của giáo dục tiểu học trong tình hình hiện nay.

• Tổ chức thực hiện

- Thường xuyên tổ chức cho cán bộ, giáo viên quán triệt sâu sắc Nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo.

- Tổ chức hội nghị cán bộ công chức, các cuộc họp sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên có định hướng đúng đắn.

- Tổ chức các hoạt động chuyên đề và cung cấp các kênh thông tin khác về hoạt động giảng dạy ở bậc tiểu học để giáo viên hiểu thấu và thấm sâu.

- Tổ chức thực hiện qua thực tiễn hoạt động dạy học, giúp giáo viên hiểu và xác định trách nhiệm cao đối với công việc.

- Tạo điều kiện thuận lợi về tài liệu, phương tiện, thời gian để cán bộ quản lý và giáo viên tự bồi dưỡng.

■ Biện pháp 2: Quán triệt trong đội ngũ giáo viên, học sinh về việc đổi mới phương pháp dạy và học gắn liền với đổi mới chương trình dạy học.

Một trong những nội dung đổi mới giáo dục phổ thông nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng mang tính cấp thiết hiện nay là đổi mới về phương pháp; tổ chức cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh. Dạy học chính là dạy cách học cho học sinh.

• Mục tiêu biện pháp

- Nhằm bồi dưỡng ý thức về nhiệm vụ đổi mới phương pháp dạy học cho giáo viên. - Nhằm bồi dưỡng năng lực và rèn luyện kỹ năng giảng dạy cho giáo viên.

• Tổ chức thực hiện

- Trước hết muốn đổi mới phương pháp giảng dạy, hiệu trưởng phải tổ chức cho giáo viên có ý thức sâu sắc về nhiệm vụ, thấy rõ tính tất yếu phải đổi mới phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Giáo viên phải tự đổi mới, tự cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đặc trưng bộ môn.

- Tổ chức cho giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học mới qua các tài liệu, qua việc tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại các trường bạn.

- Tổ chức dự giờ, thao giảng theo chuyên đề về phương pháp dạy học.

- Tổ chức chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Cần chú trọng nội dung, tránh phô trương hình thức; sau mỗi chuyên đề nhất thiết phải rút ra được những điều bổ ích. Có thể làm theo quy trình sau:

+ Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu trao đổi về phương pháp giảng dạy bộ môn. + Tổ chức cho giáo viên ở các tổ chuyên môn dạy minh hoa.

+ Tổ chức rút kinh nghiệm, đối chiếu giữa lý luận và thực tế để rút ra cách dạy cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, với từng môn học và từng loại bài.

Cho dù bằng cách nào thì kết quả cuối cùng phải đạt được là học sinh phát huy được tính tích cực chủ động, trong việc chiếm lĩnh tri thức mới và ứng xử được trong các tình huống, làm tốt kỹ năng thực hành.

Một trong các điều kiện vô cùng cần thiết là hiệu trưởng phải có kế hoạch và chỉ đạo sử dụng phương tiện dạy học có sẵn, đồng thời khuyến khích giáo viên làm thêm đồ dùng dạy học, bổ sung cơ sở trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện cho giáo viên về tài chính, về quỹ thời gian để họ thực hiện. Có như vậy mới có thể triển khai đổi mới phương pháp dạy học đạt được hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 75)