Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 55)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên tiểu học

Từ kết quả điều tra cho thấy đội ngũ giáo viên đánh giá cao việc phân công của hiệu trưởng chủ yếu dựa trên năng lực cũng như sự vượt trội của giáo viên trong việc giảng dạy ở khối lớp cụ thể, đồng thời cũng chú ý đến những yếu tố khác như nguyện vọng và hoàn cảnh riêng của giáo viên. Điều đó chứng tỏ các hiệu trưởng thấy rõ tầm quan trọng của việc bố trí giáo viên có năng lực và nghiệp vụ chuyên môn cũng như ưu tiên bố trí giáo viên có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học.

Tuy nhiên ở tiêu chí thứ 5 có 25,6 % ý kiến đánh giá việc thực hiện công tác luân chuyên giáo viên, không bố trí quá lâu ở một khối của hiệu trưởng chưa cao. Điều này phản

ánh đúng thực tế hiện nay ở các trường tiểu học. Qua trao đổi ý kiến riêng với một số hiệu trưởng, tác giả nhận thấy sự băn khoăn của nhiều hiệu trưởng khi phải thực hiện luân chuyển giáo viên theo quy định của tổ chức ngành giáo dục. Theo quy chế, giáo viên tiểu học được đào tạo giảng dạy toàn cấp nên có thể bố trí giảng dạy từ lớp một đến lớp năm. Tuy nhiên một số hiệu trưởng cho rằng việc luân chuyển giáo viên chỉ nên thực hiện ở một số đối tượng cụ thể như trường hợp những giáo viên không phát huy được năng lực giảng dạy ở khối lớp này, cần phải bố trí ở khối lớp khác; cũng như đối với những giáo viên thuộc diện quy hoạch cần phải tạo điều kiện cho họ được giảng dạy nhiều khối lớp để sau này khi được đề bạt nhiệm vụ quản lý họ có điều kiện hơn trong công tác chỉ đạo chuyên môn toàn cấp. Đối với những giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy ở một khối lớp nào nó mà hiện tại vẫn tiếp tục phát huy thì nên giữ họ lại, không nên thay đổi vì việc thay đổi này có thể gây khó khăn cho họ và chưa chắc ở vị trí mới họ sẽ làm tốt hơn.

Cũng qua trao đổi với hiệu trưởng, phần lớn giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng, có phương pháp giảng dạy tốt, có kinh nghiệm trong việc truyền đạt kiến thức, có ý thức trách nhiệm cao trong giảng dạy thường được bố trí ở các lớp đầu cấp hoặc cuối cấp, cũng như được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Số còn lại được phân công hài hòa ở các khối lớp hai, ba và bốn. Và thực tế ở các trường tiểu học hiện nay, hiệu trưởng thường bố trí một số giáo viên lớn tuổi hoặc hạn chế về chuyên môn vào khối lớp ba, khối lớp mà họ cho là an toàn hơn so với các khối khác.

Tóm lại qua bảng khảo sát 2.9, ta thấy hiệu trưởng các trường được đội ngũ giáo viên đánh giá cao về tính khoa học, hợp lý trong phân công giảng dạy. Do ở mỗi trường, chất lượng giáo viên không đồng đều, hơn nữa việc luân chuyển giáo viên giữa các trường với nhau, theo kế hoạch dự kiến của phòng giáo dục Tân Bình nhằm cân đối chất lượng hầu như khó tiến hành. Mặc dù hiệu trưởng các trường đã có nhiều cố gắng để tìm ra cách thức phân công hợp lý nhất, tuy nhiên kết quả đạt được về các mặt giáo dục vẫn chưa theo mong muốn. Trong thực tế, hiệu trưởng các trường trên đã vận dụng nhiều hình thức bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên theo những nội dung khác nhau, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất trong phân công giảng dạy.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)