7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.5. Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học
Qua bảng khảo sát 2.12, cho thấy ở nội dung 1 việc khai thác quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện dạy học có sẵn ở trường được đội ngũ cán bộ quản lý các trường rất quan tâm, có đến 76,2% ý kiến cho rằng rất cần thiết. Thật vậy, trong quá trình thực hiện việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai trong cả nước từ năm học 2001-2002, ngành giáo dục rất chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị và các phương tiện dạy học cần thiết. Và qua thực tế cho thấy các trang thiết bị trên không thể thiếu cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Tuy nhiên không phải tất cả các bộ quản lý đều thực hiện tốt việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị mà ngành giáo dục đầu tư trang bị, chỉ có 34,8% ý kiến giáo viên đánh giá rất tốt và có 4,9% ý kiến đánh giá chưa tốt. Do đó, đội ngũ quản lý cần chú trọng khai thác hết hiệu quả của trang thiết bị có sẵn rồi mới chú ý đến việc tổ chức cho giáo viên làm thêm đồ dùng, thiết bị dạy học.
Ở nội dung 2, có sự thống nhất trong việc nhận thức của hiệu trưởng với mức độ đánh giá của giáo viên. Hiện nay, nguồn tài chính ưu tiên cho hoạt động dạy học chưa cao. Ngoài ra tiền thu từ quỹ hội cha mẹ học sinh cũng như các khoản thu khác chủ yếu dành cho các hoạt động phong trào, khen thưởng học sinh hoặc hỗ trợ cho việc khen thưởng đội ngũ. Tuy nhiên cũng có 8,0% ý kiến cho rằng hiệu trưởng thực hiện chưa tốt. Sở dĩ có sự đánh giá trên vì đội ngũ giáo viên chưa thấy hết những khó khăn khi hiệu trưởng chỉ được phép chi từng loại quỹ đúng theo mục đích. Khi nào hiệu trưởng tự chủ trong việc chi tiêu thì lúc đó mới có thể đầu tư nhiều cho hoạt động giảng dạy.
Ở nội dung 4, việc phối hợp với hội phụ huynh và vận động các lực lượng xã hội hỗ trợ hoạt động dạy học có đến 11,8% ý kiến của giáo viên cho rằng hiệu trưởng thực hiện chưa tốt.