Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 36)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.3.Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu

Giờ dạy trên lớp của giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng dạy học. Việc lập kế hoạch bài học và việc chuẩn bị những thiết bị dạy học là rất cần thiết cho giờ lên lớp, nhưng điều này chỉ mang lại hiệu quả cao khi được giáo viên thực hiện thành công trên lớp. Ngoài việc thực hiện những ý đồ đã chuẩn bị, giáo viên còn phải biết linh hoạt để giải quyết các tình huống sư phạm xảy ra trong quá trình giảng dạy sao cho hoàn tất các công việc đã chuẩn bị.

Một trong những vấn đề mà hiệu trưởng cần quan tâm trong quá trình dự giờ lên lớp của giáo viên đó chính là việc đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh. Bởi vì chương trình tiểu học mới đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy và coi nó như là một trong những giải pháp chủ chốt để thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục nói riêng, đổi mới chương trình tiểu học nói chung. Chương trình mới tập trung vào việc dạy cách học, đặc biệt là giúp cho học sinh biết cách

học và có nhu cầu tự học. Chương trình tiểu học mới coi trọng và khuyến khích dạy học trên cơ sở hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết các vấn đề của bài học. Do đó học sinh có thể tự chiếm lĩnh các kiến thức và biết vận dụng chúng với sự hỗ trợ hợp lý của giáo viên và môi trường giáo dục [21, tr.l8].

Đổi mới phương pháp dạy học là yêu cầu bức thiết để nâng cao chất lượng dạy học. Vì thế bằng nhiều hình thức khác nhau, các biện pháp khác nhau, người hiệu trưởng phải chỉ đạo chặt chẽ việc đổi mới phương pháp theo hướng kích thích tính tích cực, chủ động của học sinh. Do đó để quản lý giờ lên lớp của giáo viên được tốt, người hiệu trưởng cần:

- Xây dựng tiêu chuẩn giờ lên lớp theo tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. Tuy nhiên phải biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo đối với hình thức giáo dục và học tập cụ thể của nhà trường sao cho kích thích được tính tự giác và nhu cầu lĩnh hội vốn kiến thức, vốn hiểu biết, lòng say mê tìm tòi của học sinh.

- Hiệu trưởng cẩn phổ biến nội dung cơ bản của tiểu chuẩn giờ lên lớp để mỗi giáo viên đều nắm được. Đó là: đảm bảo cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản nhất của bài học; rèn luyện được những kỹ năng cần thiết tùy theo yêu cầu của từng loại bài, vận dụng được những trường hợp tương tự; rèn luyện nề nếp tư duy tích cực, sáng tạo; thông qua bài dạy để giáo dục tư tưởng tình cảm, đạo đức, phát triển các năng lực trí tuệ cần thiết.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch dự giờ giáo viên. Đảm bảo trong năm học, tất cả các giáo viên đều được hiệu trưởng dự giờ ít nhất một lần. Đối với đối tượng giáo viên có năng lực còn hạn chế, giáo viên mới chuyển khối, sinh viên mới ra trường phải được dự nhiều hơn. Khi cần đúc kết kinh nghiệm thì hiệu trưởng nên dự giờ giáo viên giỏi kể cả giáo viên giỏi ở các trường bạn. Khi dự giờ, hiệu trưởng cần ghi chép cụ thể về giờ dạy, sau đó cùng phó hiệu trưởng chuyên môn trao đổi ý kiến và rút kinh nghiệm với giáo viên.

- Hiệu trưởng cần tổ chức tốt các chuyên đề về giờ lên lớp như: trao đổi về nội dung, phương pháp giảng dạy, thiết bị cần thiết trong tổ chuyên môn trước khi lên lớp. Những vấn đề mới và khó nên mời chuyên viên để trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho từng giáo viên. Để việc tổ chức các chuyên đề giờ lên lớp có hiệu quả, hiệu trưởng phải có kế hoạch và các hình thức tổ chức chuyên đề dự định cho cả năm học, chọn lựa đề tài thiết thực với tình hình cụ thể của nhà trường và xu hướng phát triển chung của giáo dục trước khi thực hiện.

- Ngoài ra hiệu trưởng còn quản lý giờ lên lớp của giáo viên thông qua việc phỏng vấn học sinh, phụ huynh học sinh và với cả đồng nghiệp, xem xét kết quả học tập của học sinh qua các giờ dự.

Vấn đề cần thay đổi ở người giáo viên là phải từ bỏ lối dạy "nhồi nhét", lôi truyên thụ "áp đặt" một chiều, cần tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học, tạo ra năng lực và thói quen học suốt đời của học sinh, đó chính là dạy cách học cho học sinh.

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương trình dạy học tiểu học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 36)