Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 40)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.5.6.Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp

Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, nhất là trong giai đoạn hiện nay với nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành là thực hiện việc triển khai giảng dạy theo chương trình tiểu học mới, điều đó đòi hỏi người giáo viên tiểu học phải có đủ trình độ đáp ứng nhiệm vụ chính trị trên. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Như vậy, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng.

Để bồi dưỡng giáo viên cốt cán từng môn học, từng khối lớp, hiệu trưởng phải có kế hoạch tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn tại trường Cao đẳng, Đại học, qua các lớp bồi dưỡng theo chuyên đề của Phòng Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc qua trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với các chuyên viên, giáo viên giỏi ở trường bạn.

Để nâng cao năng lực chuyên môn cho đối tượng giáo viên còn hạn chế trong giảng dạy, hiệu trưởng cần phân công những giáo viên có trình độ tay nghề giỏi trực tiếp giúp đỡ và tạo cho họ có thời gian và tài liệu để tự học, tự bồi dưỡng.

Nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức kiểm tra trình độ tay nghề của giáo viên, kịp thời phát hiện những giáo viên có năng lực tốt để bồi dưỡng họ trở thành những giáo viên nòng cốt, đồng thời nắm bắt được những mặt còn thiếu sót của giáo viên để đề ra biện pháp khắc phục thích hợp.

Nhìn chung việc quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên của Hiệu trưởng tập trung vào một số việc sau:

- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học.

- Tổ chức chuyên đề về việc dạy các môn học theo chương trình tiểu học mới.

- Tổ chức thao giảng, hội thi tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.

- Tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, tài chính cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, chuẩn hóa và trên chuẩn cho đội ngũ giáo viên.

Tóm lại: Qua phân tích lý luận, luận văn dừng lại và đi sâu làm rõ thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học bao gôm 6 nội dung chủ yếu sau:

1. Quản lý việc phân công giảng dạy.

2. Quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên tiểu học.

3. Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học. 4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương trình dạy học tiểu học .

5. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học.

6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp ứng việc thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 40)