Biện pháp phát triển cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 84)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học

■ Biện pháp 7: Tăng cường quản lý cơ sở vật chất; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc nâng cao hiệu quả giảng dạy.

Cơ sở vật chất và phương tiện dạy học là điều kiện thiết yếu để đảm bảo cho hoạt động dạy học được tiến hành và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế hiệu trưởng phải có biện pháp tích cực để khai thác một cách có hiệu quả cũng như đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động dạy học.

• Mục tiêu biện pháp

- Nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học có sẵn của trường, phục vụ tốt cho việc giảng dạy.

- Góp phần tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học.

• Tố chức thực hiện

Hiệu trưởng cần phải làm cho giáo viên và học sinh thấy rõ mối quan hệ giữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học với việc đổi mới phương pháp giảng dạy và nâng cao chất lượng dạy học. Để phát huy tác dụng của các cơ sở vật chất và phương tiện dạy học sẵn có, hiệu trưởng phải có các biện pháp sau.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của trường để mỗi giáo viên coi đó là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà họ tự thực hiện.

- Xây dựng kế hoạch, quy chế bảo quản và khai thác cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

- Thực hiện tốt chế độ kiểm tra như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất nhằm ngăn chặn tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả các thiết bị dạy học; hình thành thói quen sử dụng đồ dùng dạy học khi lên lớp, coi đó là một yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá và có chế độ báo cáo thường xuyên về tình hình sử dụng thiết bị dạy học.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khai thác, sử dụng phương tiện dạy học về các mặt như kinh phí, quỹ thời gian, bồi dưỡng kiến thức cần thiết để sử dụng phương tiện dạy học.

- Hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra, phân loại và đánh giá toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Từ đó xây dựng kế hoạch bổ sung, nâng cấp theo thời gian ngắn hạn và lâu dài.

- Có kế hoạch bổ sung, đầu tư sách tham khảo, báo chí, tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy học, xây dựng thư viện đạt chuẩn.

- Các trường phải có kế hoạch sắp xếp phòng chức năng và trang bị phương tiện dạy học hiện đại để thực hiện được nhiệm vụ dạy học.

- Tổ chức, chỉ đạo sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có sẵn và tự sáng tạo đồ dùng dạy học: Trong điều kiện chưa thể đáp ứng được một lúc các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cần chỉ đạo việc sử dụng có hiệu quả những phương tiện, thiết bị dạy học hiện có, đồng thời chú ý khai thác tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong việc tự làm đồ dùng dạy học đơn giản.

Tóm lại, việc xây dựng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và

học là một quá trình lâu dài, đòi hỏi hiệu trưởng cần có kế hoạch để huy động mọi nguồn lực, từng bước xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng đồng bộ, hiện đại đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)