7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.4. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên
Qua bảng khảo sát 2.11, chúng ta thấy đội ngũ hiệu trưởng rất quan tâm đến việc quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên. Có đến 87,5% ý kiến cán bộ quản lý cho rằng cần phải tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tiếp cận với phương pháp mới.
Hầu hết các nội dung mà bảng khảo sát đưa ra được đa số đội ngũ cán bộ quản lý đồng ý, tuy nhiên ở nội dung 3 và 4, quan điểm của một số cán bộ quản lý các trường chưa thống nhất. Một số ý kiến cho rằng trong mỗi tiết dạy đều nhất thiết phải sử dụng đồ dụng dạy học, giáo viên không được dạy "chay". Nhưng cũng có một sồ ý kiến không đồng tình, cho
rằng không phải tiết dạy nào cũng cần sử dụng đồ dùng dạy học và phải thay đổi nhận thức về việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên. Một số hiệu trưởng cho rằng việc tổ chức giảng dạy theo phương pháp mới ở tiểu học chú trọng nhiều đến việc tổ chức cho học sinh thực hành trên đồ dùng học tập của các em, thông qua việc tổ chức cho các em hoạt động. Do đó thiết bị dạy học của giáo viên chỉ còn mang tính "biểu diễn" cho học sinh xem lại sau khi giáo viên quan sát các em thực hành, nhằm kiểm tra mức độ thực hiện của học sinh. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải tổ chức cho giáo viên tự làm đồ dùng dạy học vì giáo viên không có nhiều thời gian, hơn nữa việc làm này gây tốn kém tiền bạc mà hiệu quả không cao. Về các nội dung 3, 4 và 5 theo đánh giá của đội ngũ giáo viên, nhiều hiệu trưởng cũng chưa thực hiện tốt.
Đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên trong giai đoạn hiện nay là một nội dung quản lý không thể thiếu được của hiệu trưởng và cũng là mối trăn trở của những người làm công tác giáo dục. Thực tế diễn ra ở các trường cho ta thấy việc đổi mới còn mang nặng tính hình thức. Việc tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với phương pháp dạy học mới chỉ dừng lại ở việc bố trí cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn dạy chương trình thay sách giáo khoa hằng năm do Sở Giáo dục tổ chức vào dịp hè hoặc trao đổi chuyên môn thông qua thao giảng khối, trường. Mặt khác, việc tạo điều kiện cho giáo viên tiếp cận với phương tiện dạy học hiện dạy như sử dụng computer, prọịector... để giảng dạy "giáo án điện tử " thì không phải trường nào cũng có điều kiện trang bị và đủ cho nhiều giáo viên sử dụng. Hơn nữa, đội ngũ giáo viên hiện nay cũng chưa đủ trình độ phát huy được hiệu quả của các phương tiện trên, tạo ra sự lãng phí tiền bạc mà hiệu quả không cao.
Một vấn đề cũng cần trao đổi là nhận thức của các bộ quản lý cũng như đội ngũ giáo viên về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh. Hiện nay, chúng ta thường nghe nói nhiều về việc đổi mới phương pháp nhưng thực tế ở các lớp, giáo viên vẫn tiếp tục dạy theo cách truyền thống "thầy giảng, trò ghi" , chỉ khi nào có thao giảng, dự giờ giáo viên mới "chịu " đổi mới phương pháp.
Qua trao đổi, trò chuyện với giáo viên cũng như qua thực tế quản lý, tác giả cho rằng đã đến lúc các nhà quản lý cần chú ý đến "chuyên môn hóa" giáo viên tiểu học, đào tạo cho giáo viên tiểu học dạy theo môn sở trường của họ. Bởi vì việc chuẩn bị cho một tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp là rất khó khăn, vất vả. Giáo viên phải mất nhiều thời gian để tìm ra các hoạt động phù hợp với mục tiêu bài dạy, phải lựa chọn hình thức tổ chức sao
cho cả lớp có thể hoạt động nhằm tạo cho học sinh chủ động trong việc học, chủ động chiếm lĩnh kiến thức mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, mỗi ngày giáo viên phải chuẩn bị lập kế hoạch bài học cho 4 môn khác nhau mà đòi hỏi chất lượng như nhau là điều không khả thi. Mặt khác, đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay không phải ai cũng có thể dạy tốt ở các môn năng khiếu như Âm nhạc, Mỹ thuật, Kỹ thuật và Thể dục được. Nếu ngành giáo dục chú ý tăng cường đào tạo giáo viên năng khiếu, chuyên môn hóa đội ngũ giáo viên tiểu học thì đội ngũ sẽ phát huy tốt hơn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy.