Khí hậu
Huyện Phong Điền nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang những đặc tính chung của khí hậu vùng ĐBSCL, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ bình quân hàng năm 25oC – 29oC, nhiệt độ thấp nhất hàng năm thường xuất hiện vào tháng 12 và tháng giêng, khoảng 29 oC, trong khi đó tháng 04 và tháng 05 có nhiệt độ cao nhất lên đến 35,7 oC.
Số giờ nắng thấp nhất bình quân cả năm khoảng 2.452,3 giờ. Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 293,7 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 10 có 155,9 giờ nắng.
Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 81,43%. Trong đó tháng 02 có độ ẩm thấp nhất là 73,25%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 09 với 86,27%.
Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 măn sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khoảng 1.339,7mm. Trong đó vào tháng 09 có lượng mưa nhiều nhất là 336,7mm, thấp nhất vào tháng 12 chỉ có 2,5mm. Đây cũng là một trong những điều kiện để huyện cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt năng suất cao.
Mạng lưới sông ngòi
Huyện Phong Điền có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặt. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi của huyện là sông Cần Thơ- một phụ lưu của sông Hậu, đây là con sông có chiều dài chảy qua Tp. Cần Thơ là 65km, lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây, tổng lượng phù sa là 35 triệu m3/năm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt tương đối dồi dào, đảm bảo cung cấp nước tưới cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân và sử dụng trong sinh hoạt ở một số vùng nông thôn trong huyện. Bên cạnh đó còn có sông Cái dài 20km, chiều rộng cửa sông 600- 700m, độ sâu 10-12m nên có khả năng tiêu, thoát nước rất tốt. Khí hậu, thời tiết huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi với các loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa và cây màu.
Nhờ có mạng lưới sông ngòi dày đặc đã tạo điều kiện phát triển hàng loạt ngành kinh tế như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải, du lịch cũng như phát triển các ngành kinh tế tổng hợp góp phần tích cực trong quá trình CDCCKTNN của huyện Phong Điền
31
Về đất đai, thổ nhưỡng
Đất đai của huyện Phong Điền rất màu mỡ trong đó chiếm phần lớn là nhóm đất phù sa do sông Cần Thơ bồi đắp, đây là loại đất có chế độ thích nghi cao để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây màu và cây ăn trái. Phần còn lại là nhóm đất phù sa có phèn ở vùng trũng, thấp, hàng năm nhiều tháng bị nước phèn, nhóm đất phù sa có phèn cũng là một nhóm đất thích nghi với cây lúa. Nhìn chung, đất đai của huyện phần lớn là nhóm đất phù sa, thuận lợi với nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vùng chuyên canh nông nông nghiệp.
Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)
Đất nông nghiệp 10.546,82 84,20
Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,80
Đất chưa sử dụng 0,00 0,00
Tổng 12.525,58 100,00
Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền năm 2013
Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền 2013
Hình 3.2: Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Phong Điền năm 2013
Theo Niên giám Thống kê huyện Phong Điền, năm 2013 tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 12,525.58 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp 10,546.82 ha chiếm 84,20%, từ tỷ lệ này có thể kết luận rằng nông nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện và cũng là tư liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Phần lớn đất nông nghiệp bao gồm đất trồng cây nông nghiệp hàng năm, đất lâm nghiệp, đất dùng nuôi trồng thủy sản và đất dùng trồng cây lâu năm. Đất nông nghiệp 84,20% Đất phi nông nghiệp 15,80% Đất chưa sử dụng 0%
32
Tiềm năng đất đai trên cơ sở tổng hợp nguồn tài nguyên đất đai có 4 vùng thích nghi tự nhiên (Bảng 3.2 và Hình 3.3).
Qua Bảng 3.2 cho thấy: trên địa bàn huyện Phong Điền thì hầu hết các đơn vị có khả năng thích nghi cho các kiểu sử dụng và đây là vùng có tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp. Với 4 vùng thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên được phân định như 03 lúa, 02 lúa- màu, cây ăn trái và chuyên màu, cần bố trí các LUT theo vùng để đạt hiệu quả về kinh tế mong muốn. (Lê Tấn Lợi và ctv, 2012)
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phong Điền 2010
Hình 3.3: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên của huyện Phong Điền năm 2013.
Bảng 3.2: Phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng đất theo điều kiện tự nhiên của huyện Phong Điền
Vùng thích
nghi LUT thích nghi Các yếu tố hạn chế I Thích nghi cao đến trung bình LUT
1,2,3,4 Không có yếu tố hạn chế
II
Thích nghi cao với LUT 1
Thích nghi trung bình với LUT 2, 4 Thích nghi kém với LUT 3
Độ sâu ngập khá sâu (Ngập từ 0 đến 30 cm) III Thích nghi trung bình với LUT 1, 3, 4
Thích nghi kém với LUT 2
Độ dày tầng canh tác cạn (nhỏ hơn 20 cm)
IV Thích nghi trung bình với LUT 1, 4 Thích nghi kém với LUT 2, 3
Độ dày tầng canh tác cạn (nhỏ hơn 20 cm)
33
Chú thích: LUT: Land use types (Loại hình sử dụng đất).
LUT 1: 3 vụ lúa; LUT 2: Chuyên cây ăn trái; LUT 3: Chuyên màu; LUT 4: 2 lúa – màu.
Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên: thảm thực vật chủ yếu tập trung trên vùng đất phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,…Trên vùng đất phèn chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên điển, lúa ma, sen, bông súng,…. Về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le, trích nước, trăn, rắn, rùa,… dưới nước có các loài có như cá lóc, cá rô, cá sặc rằn, cá trê, cá linh, cá basa, cá chép, tôm, tép…