Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 102)

Sau quá trình kiểm định độ tin cậy của thang đo, ta giữ lại những biến có ý nghĩa trong mô hình. Nhưng làm thế nào để dễ phân tích và chỉ lưu lại những biến có ý nghĩa hơn ta phải dùng đến phân tích nhân tố. Sau khi kiểm định Cronbach’s Alpha ta giữ lại 7 biến nên ta sẽ chạy hàm nhân tố cho 7 biến này.

Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Ký hiệu Tiêu chí

Hệ số tải nhân tố

F1 F2

DDCN2 Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp 0,647 DDCN3 Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cá

nhân và cộng đồng 0,827

DDCN4

Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững

0,896

NL1 Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông

nghiệp) cho việc chuyển đổi mô hình 0,792 NL2 Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển

đổi mô hình 0,725

NL3 Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện

sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình 0,826 NL4 Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho

việc chuyển đổi mô hình 0,504

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 16.0

Thực hiện phân tích nhân tố EFA với phương pháp trích là Principal components và phép quay varimax. Kết quả phân tích nhân tố cho các kiểm định được đảm bảo như sau: (1) Kiểm định tính thích hợp của mô hình (0,5< KMO = 0,660 <1,0); (2) Kiểm định Bartlet’s về tương quan của các biến quan sát (Sig. = 0,000 <0,005); (3) Kiểm định phương sai cộng dồn 59,026%

89

(Cumulative variance 50%), cho biết 2 nhóm nhân tố đầu giải thích được 59,026% biến thiên của dữ liệu, có Eigenvalue của hai nhân tố đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy kết quả phân tích EFA là hoàn toàn thích hợp.

Sau quá trình phân tích nhân tố cho thấy với 17 biến quan sát trong thuộc 4 nhóm thì có 10 biến bị loại bỏ, còn lại 7 biến và được rút gọn thành 2 nhóm .

Từ kết quả trên cho thấy, nhóm nhân tố F1 gồm 4 biến: Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông nghiệp) cho việc chuyển đổi mô hình (NL1), Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển đổi mô hình (NL2), Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình (NL3) và Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho việc chuyển đổi mô hình (NL4). Nhóm F1 đều thuộc nhóm nguồn lực nông hộ ban đầu nên vẫn đặt tên cho nhóm “Nguồn lực nông hộ” .

Nhóm nhân tố F2 gồm 3 biến tương quan chặt chẽ với nhau là: Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp (DDCN2), Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng (DDCN3), Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững (DDCN4). Nhóm nhân tố F2 vẫn được giữ lại tên là “Đặc điểm cá nhân”.

Bảng 4.29: Kết quả ma trận điểm nhân tố

Ký hiệu Tiêu chí

Ma trận điểm nhân tố F1 F2 DDCN2 Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp 0,322 DDCN3 Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho cá

nhân và cộng đồng 0,423

DDCN4 Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều

kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững 0,457 NL1 Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông nghiệp)

cho việc chuyển đổi mô hình 0,393

NL2 Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc chuyển đổi

mô hình 0,341

NL3 Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện sản

xuất,…) cho chuyển đổi mô hình 0,412 NL4

Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất cho việc

90

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS 16.0

Từ kết quả của ma trận điểm nhân tố, kết hợp xoay nhân tố với các biến chuẩn hóa, các phương trình nhân tố được thiết lập như sau:

F1= 0,393 NL1+ 0,341 NL2 + 0,412NL3 + 0,218 NL4 F2= 0,322 DDCN2 + 0,423 DDCN3 + 0,457DDCN4

Từng hệ số trong phương trình ước lượng điểm nhân tố sẽ có mức ảnh hưởng khác nhau đến nhân tố chung. Biến có hệ số lớn nhất sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung, cụ thể như sau: Biến NL3 (Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình) với hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,412 nên sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm nhân tố chung F1 “Nguồn lực nông hộ”. Biến DDCN4 (Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững) có hệ số điểm nhân tố cao nhất là 0,457 nên sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến nhóm nhân tố chung F2 “Đặc điểm cá nhân”. Trong đó biến “Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững” là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.

91

CHƯƠNG 5

NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI

HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ------

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)