Để tiến hành đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ tại huyện Phong Điền, tác giả đã tiến hành lược khảo những tài liệu có liên quan, kết hợp những lý thuyết kinh tế để đưa ra bộ tiêu chí phù hợp với mục đích và địa bàn nghiên cứu. Bộ tiêu chí gồm 17 biến là những nhận định, đánh giá của nông hộ về: đặc điểm của người ra quyết định sản xuất, nguồn lực của nông hộ, các yếu tố kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, sau đó nhờ nông hộ đánh giá theo thang đo Likert 5 mức độ từ rất đồng ý cho đến rất đồng ý. Tuy nhiên để đảm bảo sự phù hợp của các biến khi đưa vào mô hình, tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha trước để loại ra những biến không thích hợp.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Theo nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach Alpha từ 0,8 trở lên gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu Nunally (1978) và Peterson (1994) đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm thang đo lường là mới hoặc mới đối
87
với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [9, tr.24]. Bên cạnh đó, phương pháp này sẽ loại bỏ các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item- Total Correlation) dưới 0,3.
Tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha nhiều lần để tìm được thang đo có độ tin cậy cao nhất. Kết quả sau 11 lần chạy kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy biến DDCN1, DDCN5, KTXH1, KTXH2, KTXH3, KTXH4, KTXH5, TN1, TN2, TN3 có hệ số tương quan nhỏ hơn 0,3 và nếu loại các biến này đi thì hệ số Cronbach’s Alpha sẽ tăng lên.
Bảng 4.27: Kết quả kiểm định thang đo cuối cùng
Ký hiệu Tiêu chí Hệ số tương quan biến tổng Hệ số Cronbach's Alpha nếu loại biến DDCN2 Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông
nghiệp. 0,358 0,679
DDCN3 Nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe
cho cá nhân và cộng đồng. 0,415 0,665
DDCN4
Nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiệp bền vững.
0,484 0,645
NL1
Đảm bảo nguồn nhân lực (lao động nông nghiệp) cho việc chuyển đổi mô hình.
0,383 0,673
NL2 Đảm bảo điều kiện tài chính cho việc
chuyển đổi mô hình. 0,450 0,656
NL3
Đảm bảo nguồn vật lực (đất đai, phương tiện sản xuất,…) cho chuyển đổi mô hình.
0,393 0,671
NL4 Đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất
cho việc chuyển đổi mô hình. 0,380 0,674
88
Kết quả kiểm định lần cuối cùng cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tăng lên đạt 0,70 và hệ số tương quan biến tổng của tất cả các biến đều lớn hơn 0,3. Do đó 7 biến quan sát còn lại được đề nghị đưa vào mô hình là phù hợp.