Thực trạng về nguồn vốn sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 68)

Vốn là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Vốn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của nông hộ. Trong nông nghiệp, vốn là yếu tố không thể thiếu do người sản xuất luôn rất cần vốn để mua máy móc, vật tư nông nghiệp, giống, thuê lao động,.. nhằm đảm bảo tính thời vụ và phòng tránh rủi ro, qua đó làm tăng thu nhập. Ngoài ra, vốn đầu tư cho nông nghiệp có thể giúp cho nông hộ đầu tư vào các hệ thống thủy lợi hoặc các công nghệ mới nhằm đa dạng hóa sản xuất và thu nhập, mua sắm vật liệu đầu vào, trang trải cho các chi phí tiếp thị, lấp khoảng trống thu nhập trước mùa thu hoạch để không phải chụi sức ép bán sản phẩm ngay sau khi thu hoạch với giá thấp (Mink và ctv, 2004). Thông tin cụ thể về tình hình sử dụng vốn của nông hộ được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.5: Thực trạng nhu cầu về vốn sản xuất của nông hộ

Nguồn vốn đầu tư cho mô hình hiện tại Số hộ Tỷ lệ (%)

Nguồn vốn Sử dụng vốn tự có 157 49,84

Sử dụng vốn vay 158 50,16

Tổng 315 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Từ Bảng 4.5 cho thấy, tỷ lệ nông hộ sử dụng vốn tự có đầu tư cho mô hình sản xuất mới chiếm 49,84% (tương ứng 157 hộ), còn lại 158 nông hộ còn thiếu hụt vốn và tìm đến các nguồn tín dụng để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư sản xuất chiếm 50,16%. Theo kết quả khảo sát về lượng vốn đầu tư cho mô hình sản xuất hiện tại thì lượng vốn trung bình ở mức 20,866,27 ngàn đồng, cao nhất là 200.000 ngàn đồng và thấp nhất là 0 đồng. Sở dĩ số vốn đầu tư ban đầu bằng 0 là do hộ được tặng, biếu giống hoặc được kế thừa tài sản từ người thân.

Từ biểu đồ Hình 4.5 cho thấy số hộ vay vốn từ NHNN&PTNN và NHCSXH chiếm tỷ lệ khá cao 25,08%, số hộ đề cập đến nguồn vay này là 79 hộ, tuy nhiên nhu cầu vay vốn của nông hộ từ hai ngân hàng trên cũng còn hạn chế, nguyên nhân là do khả năng nắm bắt thông tin tín dụng còn hạn chế, nguyên nhân khá quan trọng khác khiến nông hộ hạn chế vay vốn tại ngân hàng là không có tài sản thế chấp.

Bên cạnh vay từ ngân hàng, một hình thức vay phổ biến nhất và chiếm tỷ lệ khá cao của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu là mua chụi tại các đại lý vật

55

tư nông nghiệp (VTNN) chiếm tỷ lệ 23,49% với 74 ý kiến. Sở dĩ nông hộ ưa chuộng hình thức này là do thay vì vay tại ngân hàng, nông hộ phải chụi thủ tục rườm rà, quy trình xét duyệt hồ sơ phức tạp thì mau chụi tại các đại lý mang lại nhiều thuận tiện và lợi ích hơn cho nông hộ. Sau khi thu hoạch và bán nông sản, nông hộ mang tiền đến thanh toán cho đại lý và có thể xin mua chụi cho vụ sau (Phạm Thành Nhân, 2013).

Ngoài ra, nông hộ cũng tận dụng các mối quan hệ quen biết để vay vốn từ bà con, bạn bè, trong địa bàn nghiên cứu có 39 hộ đang áp dụng hình thức vay này chiếm tỷ lệ 12,38% trên tổng số hộ được lấy ý kiến. Các nguồn vay còn lại khác như từ các hội, nhóm, câu lạc bộ (CLB) như Hội nông dân, Hội phụ nữ chiếm 5,08% với 16 hộ, vay từ tư nhân và các nguồn khác chiếm tỷ lệ khá thấp, lần lượt là 1,90% và 1,59%.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.5: Nguồn vay vốn khi cần theo đánh giá của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)