Tình hình tham gia các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 64)

Kết quả nghiên cứu cho thấy, một phần quan trọng thu nhập của hộ được tạo ra bởi các hoat động phi nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều nông hộ khác lại hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từ nông nghiệp, thu nhập của họ có

51

thể được tạo ra từ việc đa dạng hóa các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Cả việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và đa dạng hóa loại hình sản xuất nông nghiệp có thể xem là chiến lược giảm thiểu rủi ro cho các nông hộ (Sally P.Marsh và ctv, 2007). Theo báo cáo của ngân hàng thế giới năm 2000, những hộ không thể kiếm sống từ đất thì rất khó kiếm được thu nhập ổn định từ việc làm phi nông nghiệp, vì vậy cần phải cải cách để thúc đẩy việc làm phi nông nghiệp. Tạo thu nhập từ việc làm phi nông nghiệp được xem là một giải pháp để các hộ có thể thoát khỏi đói nghèo. Các nguồn thu nhập của nông hộ trên địa bàn khảo sát được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 4.3: Các nguồn thu nhập của nông hộ

Ngành Số hộ Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Hoạt động nông nghiệp

+ Trồng trọt 215 5.000 600.000 70.766,51 71.572,18 + Chăn nuôi 166 12.000 800.000 138.010,84 162.136,10 + Thủy sản 7 10.000 896.000 275.342,86 347.158,50

Hoạt động phi nông nghiệp

+ Làm thuê 40 4.200 657.000 62.117,50 101.814,52 + Thương mại dịch vụ

nhỏ 59 1.200 600.000 56.560,17 84.098,77

+ Cán bộ, công nhân,

viên chức 47 1.200 204.000 58.256,81 51.414,56 + Công nhân, nhân viên

văn phòng 61 4.500 420.000 83.349,18 61.857,48 + Khác 8 3.000 132.000 55.500,00 48.528,52 Tổng thu nhập 5.000 1.000.000 171.870,41 169.803,89

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Số liệu thống kê theo từng hoạt động tạo thu nhập ở Bảng 4.3 cho thấy phần lớn hộ tạo thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp, trong đó lĩnh vực trồng trọt (lúa, cây ăn quả, rau màu) có 215 hộ lựa chọn, chiếm tỷ lệ cao nhất 55,41%; số hộ tạo thu nhập từ hoạt động chăn nuôi chiếm 41,78% với 166 hộ được khảo sát, số hộ chọn thủy sản tạo thu nhập cho hộ là 7 hộ tham gia, chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 1,80%. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp, nông hộ còn tham gia hoạt động phi nông nghiệp, cụ thể số hộ chọn công việc công nhân, nhân viên

52

văn phòng có 61 hộ, chiếm tỷ lệ cao nhất 28,37% trên tổng số hộ tham gia hoạt động nông hộ; đứng thứ hai là thương mại dịch vụ nhỏ chiếm 27,44% với 59 hộ tham gia; đứng thứ 3 là hoạt động cán bộ, công nhân, viên chức với 47 hộ tham gia, chiếm 21,86%; có 40 hộ tham gia là thuê nông nghiệp chiếm tỷ lệ 18,60% còn lại là 8 hộ tham gia các hoạt động phi nông nghiệp khác chiếm 3,72%. Bảng 4.4: Tổng thu nhập của hộ ĐVT: 1.000 đồng Nguồn thu nhập Tổng Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Nông nghiệp 40.183.000 5.000 926.000 127.565,08 151.558,56 Phi nông nghiệp 13.956.180 0 657.000 44.305,33 73.452,97

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập từ hoạt động nông nghiệp của nông hộ

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.3: Cơ cấu nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp của nông hộ

Từ Bảng 4.3, Bảng 4.4, Hình 4.2 và Hình 4.3 cho thấy thu nhập từ hoạt động nông nghiệp là 40.183.000 ngàn đồng/năm cao gần gấp 2,88 lần thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp là 13.956.180 ngàn đồng/năm. Tuy nhiên, nguồn thu nhâp từ hoạt động phi nông nghiệp vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của

Trồng trọt 37,99% Chăn nuôi 57,20% Thủy sản 4,81% Làm thuê 17,64% Thương mại dịch vụ nhỏ 23,69% Cán bộ, công chức, viên chức 19,44% Công nhân, nhân viên văn phòng 36,09% Khác 3,15%

53

những nông hộ thiếu đất sản xuất nông nghiệp, nguồn thu này giúp cải thiện đáng kể cuộc sống, vừa giúp tận dụng được thời gian nhàn rỗi vừa giảm thiểu rủi ro và đa dạng hóa nguồn thu nhập của các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, nguồn tổng thu nhập từ trồng trọt là 15.214.800 ngàn đồng/năm, đóng góp 28,10% vào tổng nguồn thu nhập của hộ; nguồn thu từ chăn nuôi có đóng góp vào tồng nguồn thu của hộ cao nhất 42,32% với tổng nguồn thu là 22.909.800 ngàn đồng/năm, mặt dù số hộ hoạt động trong chăn nuôi không cao như lĩnh vực trồng trọt nhưng do các sản phầm từ chăn nuôi có giá trị kinh tế nên mang lại nguồn thu cao hơn; tổng nguồn thu từ thủy sản là 1.927.400 ngàn đồng/năm đóng góp 3,56% vào tổng thu nhập của hộ. Trong hoạt động phi nông nghiêp, tỷ trọng thu nhập đóng góp vào tổng thu nhập của hộ của còn khá khiêm tồn: hoạt động làm thuê đóng góp 4,59%; thương mại dịch vụ nhỏ đóng góp 6,16%; cán bộ, công nhân, nhân viên đóng góp 5,06%; công nhân, nhân viên văn phòng đóng góp cao nhất 9,39% và hoạt động khác đóng góp 0,82%.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.4: Tỷ lệ đóng góp của từng nguồn thu nhập trong tổng thu nhập của nông hộ.

Từ những phân tích trên cho thấy các nguồn tạo ra thu nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu khá đa dạng. Những nông hộ có nhiều hoạt động tạo thu nhập thì thu nhập càng cao, nó cũng là một chiến lược sinh kế phổ biến đối với nhiều hộ gia đình. Chiến lược này là sự thích ứng giới nhũng rủi ro ngày càng nhiều trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay (Nguyễn Quốc Nghi vàv ctv, 2011). Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả Vũ Ánh Tuyết (2007), Đinh Phi Hổ và Hoàng Thị Thu Huyền (2010). Trồng trọt 28,10% Chăn nuôi 42,32% Thủy sản 3,56% Làm thuê 4,59% Thương mại dịch vụ nhỏ 6,16% Cán bộ, công chức, viên chức 5,06% Công nhân, nhân viên văn phòng 9,39% Khác 0,82%

54

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)