Khả năng nắm bắt thông tin thị trường rất quan trọng trong việc sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nó giúp nông hộ nắm bắt thông tin về xu hướng tiêu dùng và thị trường đầu ra cho sản phẩm để chủ động hơn trong sản xuất. Khi được hỏi thông tin về mức độ hiểu biết về mô hình NNST của nông hộ, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.20.
Trong 315 nông hộ được khảo sát có 193 nông hộ trả lời chưa từng nghe đến thuật ngữ NNST chiếm 61,30%, 122 nông hộ còn lại đã từng nghe nói đến thuật ngữ này chiếm 38,70%. Trong số 122 nông hộ trên có 87 nông hộ nghe đến NNST từ các phương tiện truyền hình, truyền thanh chiếm tỷ lệ cao nhất 27,60%. Có 20 nông hộ trả lời nghe từ các lớp tập huấn thông qua các cán bộ khuyến nông xã, huyện, các giảng viên tại các trường đại học chiếm 6,30%. Số còn lại nghe từ các phương tiện khác như báo đài, tập chí; bà con, hàng xóm và từ hội, nhóm, câu lạc bộ lần lượt là 5 hộ (chiếm 1,60%); 8 hộ (chiếm 2,50%) và 2 hộ (chiếm 0,60%).
Mặc dù số lượng nông hộ chưa nghe đến NNST khá cao nhưng số hộ hiểu và có đang áp dụng mô hình NNST rất thấp chỉ 31 hộ trên tổng số 315 hộ, chiếm 9,84%. Những hộ kể trên chủ yếu đang sử dụng túi biogas trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp khí gas sử dụng trong gia đình. Nhóm nông hộ khác đang áp dụng mô hình vườn – chuồng, vườn-
76
ao- chuồng sử dụng chất thải từ chăn nuôi ủ thành phân bón cho cây hoặc áp dụng mô hình IPM, VietGAP, ruộng lúa-bờ hoa nhằm thu hút thiên địch,….
Khi được trao đổi thông tin về khuyến cáo “giảm phân, giảm thuốc, giảm chất kích thích, giảm chất tăng trọng” thì số người đã từng nghe nhắc đến khá nhiều 223 hộ, chiếm 70,80% tổng số hộ diều tra. Số lượng người chưa từng nghe chiếm 29,20% với 92 hộ. Điều này cho thấy phần lớn nông hộ cũng đã nhận thức được hậu quả từ việc lạm dụng quá nhiếu chất hóa học đến sức khỏe ngay chính bản thân người sản xuất lẫn người tiêu dùng.
Bảng 4.21: Khả năng nắm bắt thông tin về mô hình NNST của nông hộ
Nông nghiệp sinh thái Số hộ Tỷ lệ (%)
Có nghe nói đến chưa 315 100,00
+ Chưa từng nghe đến 193 61,30
+ Có nghe 122 38,70
Nghe từ: 1. Truyền hình, truyền thanh 87 27,60
2. Báo đài, tạp chí 5 1,60
3. Tập huấn 20 6,30
4. Bà con, hàng xóm 8 2,50
5. Hội, nhóm, câu lạc bộ 2 0,60
Có nghe “giảm phân, giảm thuốc, giảm chất kích
khích, giảm chất tăng trọng” không 315 100,00
+ Chưa từng nghe 92 29,20
+ Có nghe 223 70,80
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014.
Kết quả khảo sát trên khẳng định xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng NNST thông qua việc áp dụng các mô hình sản xuất theo IPM, VietGAP, “1 phải 5 giảm“, “3 giảm 3 tăng”,… không hoàn toàn phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người sản xuất và phương pháp tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Chính vì thế theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An chia sẻ: “Vấn đề làm thế nào để chuyển biến nhận thức cho người nông dân đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cần cho nông dân thấy rằng, sản phẩm họ làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà phải hướng đến mục tiêu xuất khẩu, “bán những gì khách hàng cần, chứ không phải bán những gì chúng ta có”. Đặc biệt, để các
77
phương thức sản xuất mới thực sự mang lại hiệu quả, vai trò của nhà nước phải được phát huy cao độ và mối liên kết “4 nhà” phải thắt chặt hơn nữa. Có như vậy, quy trình VietGAP mới thực sự mang lại lợi ích cho cả người sản xuất, nhà phân phối lẫn người tiêu dùng...