THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG NÔNG

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 84)

NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014 4.4.1 Đặc điểm lao động trong nông hộ trên địa bàn khảo sát

Lao động trong gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc CDCCLĐ cũng như tạo ra nguồn thu nhập của hộ. Tương ứng với số lao động trong hộ càng cao thì việc thay đổi ngành nghề lao động có khả năng xảy ra cao hơn do đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và thu nhập của hộ gia đình. Tuy nhiên, lực lượng lao động cũng góp phần làm giảm năng suất nông nghiệp bình quân đầu người khi mà hộ có đông lực lượng lao động nhưng tư liệu sản xuất ít. Môt số thông tin chung về đặc điểm lao động nông nghiệp của hộ được thống kê trong bảng dưới đây:

Bảng 4.18: Đặc điểm về nguồn lao động của hộ

ĐVT: người Tiêu chí Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Số nhân khẩu trong hộ 1 10 4,52 1,50

Số lao động trong hộ 1 7 2,18 1,14

Số người phụ thuộc 0 5 1,53 0,86

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Qua Bảng 4.18 cho thấy lực lượng lao động trong hộ gia đình khá lớn, trong đó số lao động cao nhất là 7 người và ít nhất là 1 người, lao động trong hộ trung bình là 2,18 người/hộ. Số nhân khẩu trong hộ tương đối cao, cao nhất là 10 thành viên, thấp nhất là 1 thành viên, trung bình là 4,52 thành viên. Với số nhân khẩu như vậy đã tác động đến những nhu cầu cơ bản về mức sống của

71

hộ gia đình, góp phần gián tiếp ảnh hưởng đến quyết định thay đổi ngành nghề nhằm tìm kiếm được công việc làm với thu nhập ổn định và đầy đủ.

Kết quả thống kê từ Hình 4.8 cho thấy tống số lao động trong nông nghiệp của 315 hộ là 690 lao động, cụ thể tổng số lao động nam là 378 (chiếm 54,78%) và 312 lao động nữ (chiếm 45,22%). Có sự chênh lệch về giới tính lao động gần 10%, tuy nhiên nếu xét về mặt lao động, điều này tạo nên lợi thế cho một huyện thuần nông như Phong Điền khi có nhiều nam giới đáp ứng các công việc cần nhiều sức khỏe. Con số trên còn cho thấy nguồn lao động tại thời điểm nghiên cứu là dồi dào, đây là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện.

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.8: Tỷ lệ giới tính của lao động trong hộ

Hình 4.9 thể hiện, trong tổng số 1.423 nhân khẩu của 315 nông hộ được khảo sát có 686 lao động chính hoạt động trong nông nghiệp (chiếm 48,21%), 255 lao động hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm 17,92% và 482 lao động phụ thuộc chiếm 33,87%. Số lao động chính trong gia đình chủ yếu là chồng, vợ và các con. Kết quả từ thực tế điều tra cho thấy phần lớn lao động trong nông nghiệp là do chồng và vợ (cha, mẹ) đảm nhiệm và chủ yếu, còn phần lớn lao động phi nông nghiệp là do các con đảm nhận vì hiện tại làm việc trong nông nghiệp mang lại thu nhập không ổn định nên có xu hướng chuyển sang làm các công việc phi nông nghiệp dưới hình thức lao động tại các công trường, nhà máy, xí nghiệp, công ty,…Tuy nhiên do đặc tính của vùng là nông thôn và tính chất của công việc nên trong hoạt động sản xuất người lớn tuổi và người dưới tuổi lao động vẫn có thể phát huy sức lao động của mình. Do đó, việc phân phối lao động theo các ngành nghề không chỉ có người trong độ tuổi mà còn có cả lao động ngoài độ tuổi tham gia (Lưu Thanh Nhanh, 2010).

Nam 54,78 % Nữ 45,22 %

72

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.9: Cơ cấu lao động của nông hộ trên địa bàn khảo sát

4.4.2 Cơ cấu lao động theo ngành nghề

Theo niên giám thống kê huyện Phong Điền thì số lao động phân theo ngành nghề của huyện trong thời gian qua có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp và giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp. Cụ thể:

Bảng 4.19: Cơ cấu lao động theo ngành nghề của huyện Phong Điền

ĐVT: Người

Năm Lao động nông nghiệp

Lao động phi nông

nghiệp Tổng số 2004 65.955 33.166 99.121 2005 65.352 33.878 99.230 2006 63.133 36.206 99.339 2007 61.906 37.542 99.448 2008 58.977 40.580 99.557 2009 57.105 42.562 99.667 2010 55.171 44.795 99.966 2011 53.120 47.106 100.226 2012 50.680 49.961 100.641 2013 49.510 51.610 101.120

Nguồn: Niên giám thông kê huyện Phong Điền qua các năm

Dựa vào Bảng 4.19 ta có thể nhận thấy xu hướng CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2004-2013. Trong đó số lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua các năm, cụ thể từ năm 2004 số lao động nông nghiệp toàn huyện là 65.955 lao động nhưng đến năm 2013 con số này giảm xuống còn 49.510 lao động, tổng số lao động

Số người phụ thuộc 33,87% Số lao động nông nghiệp 48,21% Số lao động phi nông nghiệp 17,92%

73

giảm là 16.445 lao động trong vòng 9 năm, tương đương mức giảm trung bình khoảng 1.827 lao động/năm. Ngược lại, số lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 33.166 lao động, chiếm 33,46% trong tổng số lao động toàn huyện năm 2004 tăng lên đến 51.610 lao động chiếm 51,04% tổng số lao động của toàn huyện vào năm 2013. Con số này có khả năng tăng trưởng tiếp tục trong tương lai khi mà định hướng và chủ trương của vùng là phát triển công nghiệp và dịch vụ trong năm tới. Việc CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp như vậy nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của quá trình CDCCKTNN và phát triển kinh tế của đất nước nói chung và của huyện Phong Điền nói riêng.

Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Hình 4.10: Cơ cấu lao động trong nông nghiệp phân theo giới tính trước và sau chuyển dịch

Hình 4.10 cho thấy sự dịch chuyển của lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, số lao động nam trong nông nghiệp sau chuyển đổi ngày càng tăng, còn số lao động nữ thì giảm xuống. Vai trò của lao động nam, nữ giữa trước và sau chuyển đổi tương đương nhau. Cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt số lao động nam trước và sau chuyển đổi chênh lệch 7%, lao động nữ sau chuyển đổi giảm 7% so với trước chuyển đổi. Trong chăn nuôi, số lao động nam sau chuyển đổi tăng 12,58% so với trước chuyển đổi, còn lao động nữ sau chuyển đổi so với trước chuyển đổi giảm 6,58%. Trong lĩnh vực thủy sản, số lao động nam và nữ giữa trước và sau chuyển đổi mô hình sản xuất có sự chênh lệch rất nhỏ, tăng 0,44% đối với lao động nam và giảm 0,44% đối với lao động nữ. Kết quả khảo sát thể hiện vai trò của lao động nữ trong hầu hết các khâu của quá trình sản xuất, tuy nhiên cũng chỉ ở vai trò phụ trợ cho lao động nam.

Kết quả khảo sát về ngành nghề của lao động trong hộ cho thấy, do đặc điểm của một số ngành nghề nông thôn vẫn phù hợp với lao động ngoài độ tuổi, nên không chỉ có những người trong độ tuổi có việc làm mà còn có một

0% 50% 100% Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản 59,53 55,68 57,14 40,47 44,32 42,86 Nam Nữ 0% 50% 100% Trồng trọt Thủy sản 66,53 68,26 57,58 33,47 31,74 42,42 Nam Nữ

74

số người ngoài độ tuổi tham gia làm việc. Bảng 4.19 phản ánh lực lượng lao động tập trung chủ yếu bằng việc phát triển kinh tế nông nghiệp.

Bảng 4.20 : Xu hướng lựa chọn ngành nghề của lao động

Nghề nghiệp Tần số (người) Tỷ lệ (%)

Nông nghiệp 687 63,67

Làm thuê 63 5,84

Thương mại dịch vụ nhỏ 87 8,06

Cán bộ, công nhân, viên chức 77 7,14

Công nhân, nhân viên văn phòng 155 14,37

Khác 10 0,93

Tổng 1.079 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Bảng 4.20 cho thấy có 63,67% lao động nông thôn là nông dân sống chủ yếu bằng việc phát triển kinh tế nông nghiệp như vườn, trồng lúa và chăn nuôi. Lực lượng lao động làm thuê cho nông nghiệp như: cắt lúa, làm cỏ, đào đất, dọn mương,…chiếm 5,84%. Lao động tham gia các ngành nghề thương mại dịch vụ nhỏ cũng khá phổ biến, chiếm 8,06% tổng lao động của hộ như: buôn bán nhỏ, may quần áo, quán ăn, cắt tóc…Số lao động làm cán bộ, công nhân, viên chức chiếm tỷ lệ 7,14% như: giáo viên, trưởng ấp, công an, cảnh sát,… Số lao động còn lại là công nhân, nhân viên văn phòng như làm công ty, PG, nhân viên siêu thị,…chiếm tỷ trọng 14,37% cao nhất trong các lao động hoạt động phi nông nghiệp và lao động trong các lĩnh vực khác chiếm 0,93%.

4.4.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn khảo sát sát

Đối với bản thân lao động và hộ gia đình

CDCCLĐ là biện pháp hửu hiệu giúp lao động tận dụng hết thời gian nông nhàn của mình, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ nói chung và của lao động chuyển dịch nói riêng.  Đối với địa phương

Thông qua những đóng góp do CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp về cho gia đình góp phần làm tăng thu nhập, tăng mức sống của gia đình gián tiếp thúc đẩy việc phát triển kinh tế vùng do tăng tiêu dùng và tiết

75

kiệm để đầu tư. Đồng thời với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện thì trình độ văn hóa của hộ cũng tăng lên vì có khả năng đầu tư cho giáo dục, học tập.

Chuyển dịch ngành nghề lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp góp phần giảm thiểu lao động nông nhàn, giảm được tình trạng mất an ninh xã hội do lao động nhàn rỗi gây ra.

Mặt khác, việc chuyển dịch lao đông sẽ làm giảm đi lực lượng lao động của địa phương vào mùa vụ, gây ra tình trạng khan hiếm lao động mùa vụ, nâng cao giá nhân công làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp trong khi giá thành sản phẩm nông nghiêp không tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thu được của nông dân tại địa phương. Vì vậy, quá trình CDCCLĐ sẽ làm cho quan hệ cung cầu lao động bị mất cân đối.

4.4 KHẢ NĂNG NẮM BẮT THÔNG TIN VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀO SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀO SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHONG ĐIỀN GIAI ĐOẠN 2004-2014

4.4.1 Tình hình nắm bắt thông tin về mô hình nông nghiệp sinh thái

Khả năng nắm bắt thông tin thị trường rất quan trọng trong việc sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, nó giúp nông hộ nắm bắt thông tin về xu hướng tiêu dùng và thị trường đầu ra cho sản phẩm để chủ động hơn trong sản xuất. Khi được hỏi thông tin về mức độ hiểu biết về mô hình NNST của nông hộ, kết quả được thể hiện trong Bảng 4.20.

Trong 315 nông hộ được khảo sát có 193 nông hộ trả lời chưa từng nghe đến thuật ngữ NNST chiếm 61,30%, 122 nông hộ còn lại đã từng nghe nói đến thuật ngữ này chiếm 38,70%. Trong số 122 nông hộ trên có 87 nông hộ nghe đến NNST từ các phương tiện truyền hình, truyền thanh chiếm tỷ lệ cao nhất 27,60%. Có 20 nông hộ trả lời nghe từ các lớp tập huấn thông qua các cán bộ khuyến nông xã, huyện, các giảng viên tại các trường đại học chiếm 6,30%. Số còn lại nghe từ các phương tiện khác như báo đài, tập chí; bà con, hàng xóm và từ hội, nhóm, câu lạc bộ lần lượt là 5 hộ (chiếm 1,60%); 8 hộ (chiếm 2,50%) và 2 hộ (chiếm 0,60%).

Mặc dù số lượng nông hộ chưa nghe đến NNST khá cao nhưng số hộ hiểu và có đang áp dụng mô hình NNST rất thấp chỉ 31 hộ trên tổng số 315 hộ, chiếm 9,84%. Những hộ kể trên chủ yếu đang sử dụng túi biogas trong chăn nuôi nhằm bảo vệ môi trường đồng thời cung cấp khí gas sử dụng trong gia đình. Nhóm nông hộ khác đang áp dụng mô hình vườn – chuồng, vườn-

76

ao- chuồng sử dụng chất thải từ chăn nuôi ủ thành phân bón cho cây hoặc áp dụng mô hình IPM, VietGAP, ruộng lúa-bờ hoa nhằm thu hút thiên địch,….

Khi được trao đổi thông tin về khuyến cáo “giảm phân, giảm thuốc, giảm chất kích thích, giảm chất tăng trọng” thì số người đã từng nghe nhắc đến khá nhiều 223 hộ, chiếm 70,80% tổng số hộ diều tra. Số lượng người chưa từng nghe chiếm 29,20% với 92 hộ. Điều này cho thấy phần lớn nông hộ cũng đã nhận thức được hậu quả từ việc lạm dụng quá nhiếu chất hóa học đến sức khỏe ngay chính bản thân người sản xuất lẫn người tiêu dùng.

Bảng 4.21: Khả năng nắm bắt thông tin về mô hình NNST của nông hộ

Nông nghiệp sinh thái Số hộ Tỷ lệ (%)

Có nghe nói đến chưa 315 100,00

+ Chưa từng nghe đến 193 61,30

+ Có nghe 122 38,70

Nghe từ: 1. Truyền hình, truyền thanh 87 27,60

2. Báo đài, tạp chí 5 1,60

3. Tập huấn 20 6,30

4. Bà con, hàng xóm 8 2,50

5. Hội, nhóm, câu lạc bộ 2 0,60

Có nghe “giảm phân, giảm thuốc, giảm chất kích

khích, giảm chất tăng trọng” không 315 100,00

+ Chưa từng nghe 92 29,20

+ Có nghe 223 70,80

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014.

Kết quả khảo sát trên khẳng định xu hướng sản xuất nông nghiệp theo hướng NNST thông qua việc áp dụng các mô hình sản xuất theo IPM, VietGAP, “1 phải 5 giảm“, “3 giảm 3 tăng”,… không hoàn toàn phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật mà chủ yếu phụ thuộc vào ý thức của người sản xuất và phương pháp tổ chức quản lý trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Chính vì thế theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thới An chia sẻ: “Vấn đề làm thế nào để chuyển biến nhận thức cho người nông dân đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Cần cho nông dân thấy rằng, sản phẩm họ làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà phải hướng đến mục tiêu xuất khẩu, “bán những gì khách hàng cần, chứ không phải bán những gì chúng ta có”. Đặc biệt, để các

77

phương thức sản xuất mới thực sự mang lại hiệu quả, vai trò của nhà nước phải được phát huy cao độ và mối liên kết “4 nhà” phải thắt chặt hơn nữa. Có như vậy, quy trình VietGAP mới thực sự mang lại lợi ích cho cả người sản xuất, nhà phân phối lẫn người tiêu dùng...

4.4.2 Thực trạng áp dụng nông nghiệp sinh thái trong nông hộ và chính sách hỗ trợ của địa phương đối với mô hình nông nghiệp sinh thái chính sách hỗ trợ của địa phương đối với mô hình nông nghiệp sinh thái

Tình hình áp dụng các biện pháp sản xuất theo hướng NNST trên địa bàn khảo sát còn hạn chế, chưa chủ động và còn lệ thuộc vào sự hỗ trợ từ địa phương. Thực trạng này được thể hiện trong Bảng 4.22 và Bảng 4.23..

Bảng 4.22: Thực trạng áp dụng mô hình NNST trong nông hộ

Tình hình thay đổi phương thức canh tác Tần số

Tỷ lệ

(%) Hạng

 Sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây trồng. 4 1,30 7

 Tận dụng lại rơm rạ, cành non, phân thải gia súc, gia

cầm ủ thành phân bón. 18 5,70 5

 Không lạm dụng phân đạm, thuốc BVTV, chất kháng

sinh trong thủy sản. 22 7,00 4

 Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, kỹ

thuật chăn nuôi an toàn sinh học. 3 1,00 8  Không sử dụng chất kích thích tăng trọng trong chăn

nuôi, trồng trọt. 30 9,50 3

 Sử dụng thức ăn tự nhiên cho gia súc, gia cầm. 14 4,04 6

 Vệ sinh chuồng trại và khu vực quanh chuồng. 30 9,50 2

 Nuôi thủy sản theo mô hình nuôi ghép cá nước ngọt. 2 0,60 9

 Sử dụng túi Biogas 32 9,80 1

 Khác 1 0,30 10

Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014

Bảng 4.23: Hỗ trợ của chính quyền địa phương

Hỗ trợ từ địa phương Tần số Tỷ lệ (%)

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)