CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.3.1 Hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của quá trình CDCCKTNN giữa nhóm nông hộ có chuyển đổi và không chuyển đổi của huyện Phong Điền được tác giả thống kê, tính toán và trình bày trong Bảng 4.14.
Bảng 4.14: Các chỉ số tài chính của mô hình có chuyển đổi
Chỉ tiêu ĐVT Thấp nhất Cao nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Doanh thu Ngàn 7.319 820.000 133.074,60 164.613,53 Chi phí Ngàn 3.714 809.942 92.573,11 123.633,36 Lợi nhuận Ngàn (201.118) 607.873 40.501,43 85.752,62 Lợi nhuận/chi phí Lần (0.75) 9,04 0,64 1,27 Doanh thu/chi phí Lần 0,25 10,04 1,64 1,27 Doanh thu/Lợi nhuận Lần (3,00) 0,90 0,09 0,67
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Về doanh thu trung bình trên tổng số hộ khảo sát là 133.074,60 ngàn đồng/năm, trong đó hộ có doanh thu cao nhất là 820.000 ngàn đồng/năm và
66
thấp nhất là 7.319 ngàn đồng/năm. Hộ có chi phí thấp nhất là 3.714 ngàn đồng/năm, cao nhất là 809.942 ngàn đồng/năm, bình quân là 92.573,11 ngàn đồng/năm. Lợi nhuận của mô hình sản xuất hiện tại trung bình đạt 40.501,43 ngàn đồng/năm, hộ có mức lợi nhuận cao nhất lên đến 607.873 ngàn đồng/năm trong khhi đó có hộ phải chụi lỗ đến 201.118 ngàn đồng/năm, mức chênh lệch là 85.752,62 ngàn đồng/năm.
Hiệu quả của quá trình CDCCKTNN thể hiện thông qua các chỉ số sau: + Lợi nhuận trên chi phí: chỉ số này là 0,64 điều này có nghĩa là cứ tăng thêm 1 ngàn đồng chi phí bỏ ra cho mô hình canh tác mới thì sẽ thu được 0,64 ngàn đồng lợi nhuận. Trong đó hộ có chỉ số thấp nhât 1 là -0,75 và cao nhất là 9,04 ngàn đồng.
+ Doanh thu trên chi phí: chỉ số này là 1,64 điều này có nghĩa là cứ 1 ngàn đồng chi phí bỏ ra thì doanh thu thu được trung bình là 1,64 triệu đồng, trong đó thu nhập thấp nhất là 0,25 và doanh thu cao nhất là 10,04 ngàn đồng.
+ Doanh thu trên lợi nhuận: chỉ số này là 0,09 điều này có nghĩa là nếu doanh thu tăng thêm 1 ngàn đồng sẽ làm lợi nhuận của mô hình mới tăng lên trung bình khoảng 0,09 ngàn đồng. Trong đó thu nhập thấp nhất là -3,00 và cao nhất là 0,09 ngàn đồng.
Như vậy, thông qua các chỉ số trên cho thấy việc đầu tư chuyển đổi mô hình mới đã mang lại hiệu quả khá cao. Tuy nhiên khoảng chênh lệch giữa doanh thu đạt được, lợi nhuận, chi phí và các chỉ số hiệu quả đầu tư khá lớn, nguyên nhân của những chênh lệch này xuất phát từ những yếu tố đầu vào trong từng nông hộ, ngoài ra nó còn chụi tác động bởi những yếu tố môi trường bên ngoài và việc áp dụng những nguồn lực vào điều kiện của từng nông hộ.
Kết quả bảng 4.15 cho thấy có sự chênh lệch về lợi nhuận giữa 2 mô hình có chuyển đổi và không chuyển đổi là 5.964,76 ngàn đồng, tương ứng mức tăng là 17,27%. Doanh thu của mô hình có chuyển đổi cũng cao hơn so với mô hình không chuyển đổi, chênh lệch 15.508,41 ngàn đồng, tương ứng cao hơn 13,19%. Tuy nhiên mức chi phí có cao hơn so với mô hình không chuyển đổi, chênh lệch 9.543,64 ngàn đồng, tương đương4 11,9%.
67
Bảng 4.15: So sánh các chỉ tiêu kinh tế của mô hình không chuyển đổi và có chuyển đổi Chỉ tiêu ĐVT Không chuyển đổi Có chuyển đổi Chênh lệch Tương đối Tuyệt
đối Doanh thu Ngàn 117.566,19 133.074,60 15.508,41 13,19 Chi phí Ngàn 83.029,47 92.573,11 9.543,64 11,49 Lợi nhuận Ngàn 34.536,67 40.501,43 5.964,76 17,27 Lợi nhuận/chi phí Lần 0,55 0,64 0,09 16,36 Doanh thu/chi phí Lần 1,55 1,64 0,09 5,81 Doanh thu/Lợi nhuận Lần 0,04 0,09 0,05 125,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế 2014
Bảng 4.16: So sánh các tiền lời của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi Chỉ tiêu ĐVT Trước chuyển đổi Sau chuyển đổi Chênh lệch Tương đối Tuyệt đối Tổng tiền
lời Ngàn 2.671.834 9.450.369 6.778.535 253,70
Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm SPSS 16.0
Với mức lãi suất chiết khấu 7%/năm, từ Bảng 4.16 cho thấy tiền lời từ mô hình sau chuyển cao hơn hẳn so với mô hình trước chuyển đổi, mức chênh lệch là 6.778.535 ngàn đồng hay tương ứng 253,70 %. Để khẳng định tính hiệu quả của mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi, tác giả sử dụng kiểm định T- test để chứng minh. Mục đích là kiểm tra sự khác nhau về lợi nhuận giữa hai mô hình.
Giả thuyết:
H0: Tiền lời mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi là như nhau. H1: Tiền lời giữa mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi là khác nhau. Từ Bảng 4.17 ta thấy giá trị Sig (2 - tailed) của 2 mô hình đều có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, điều này cho thấy tiền lời giữa mô hình trước và sau chuyển đổi có sự khác nhau. Hay nói cách khác tiền lời của mô hình sản xuất sau chuyển đổi cao hơn mô hình trước chuyển đổi. Vì vậy nên khuyến khích các nông hộ mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất mới, kết hợp đầu tư mở
68
rộng đa sạng hóa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế để đạt được mức lợi nhuận cao nhất.
Bảng 4.17: Kết quả kiểm định T- test về tiền lời giữa mô hình trước chuyển đổi và sau chuyển đổi.
Mô hình Tiền lời trung bình trên năm
(đồng/năm) Sig (2 - tailed)
Trước chuyển đổi 15.180,87 0,02
Sau chuyển đổi 53.695,28 0,02
Nguồn: Kết quả kiểm định từ phần mềm SPSS