Để khu vực nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững cần có tầm nhìn và các giải pháp đột phá như: Cho phép tích tụ ruộng đất, hình thành các cánh đồng mẫu lớn, khai thác chuỗi giá trị khép kín từ nghiên cứu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, biến người nông dân thành công nhân và cổ động của doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp,..Đặc biệt, cần có cơ chế bắt buộc các ngân hàng duy trì tỷ lệ dự nợ tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông thôn ở mức tối thiểu 20%.
100
Tăng đầu tư từ ngân sách Nhà nước, thu hút các khoản đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp và đa dạng hóa các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư phát triển mạnh hơn cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội nông dân. Ưu tiên nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống thủy lợi đồng bộ, đi đôi với đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý để đảm bảo an toàn về nước. Củng cố hệ thống đê bao, chủ động phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường nước.
Sản xuất nông nghiệp luôn mang tính thời vụ, cây trồng nếu được đầu tư đúng mức và kịp thời thì sản xuất đem lại hiệu quả cao và ngược lại. Vì vậy để giải quyết được nguồn vốn phục vụ cho sản xuất, cần thực hiện các vấn đề sau: Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ở nông thôn, huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, khuyến khích phát triển quỹ tín dụng trong nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng cho vay nặng lãi. Cải cách thủ tục cho vay đối với nông dân, tạo thuận lợi cho người sản xuất đặc biệt là hộ nghèo. Mở rộng khả năng cho vay đối với tín dụng không đòi hỏi thế chấp. Thực hiện chính sách hỗ trợ về đầu tư và tín dụng cho các doanh nghiệp để mở rộng các hình thức bán trả góp vật tư, máy móc, dụng cụ nông nghiệp cho nông dân. (Nguyễn Văn Hậu, 2010)