PG, nhân viên siêu thị,…chiếm tỷ trọng 14,37% cao nhất trong các lao động hoạt động phi nông nghiệp và lao động trong các lĩnh vực khác chiếm 0,93%.
4.4.3 Tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn khảo sát sát
Đối với bản thân lao động và hộ gia đình
CDCCLĐ là biện pháp hửu hiệu giúp lao động tận dụng hết thời gian nông nhàn của mình, tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm, từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa sinh kế để tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống của hộ nói chung và của lao động chuyển dịch nói riêng. Đối với địa phương
Thông qua những đóng góp do CDCCLĐ từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp về cho gia đình góp phần làm tăng thu nhập, tăng mức sống của gia đình gián tiếp thúc đẩy việc phát triển kinh tế vùng do tăng tiêu dùng và tiết
75
kiệm để đầu tư. Đồng thời với thu nhập gia tăng và mức sống được cải thiện thì trình độ văn hóa của hộ cũng tăng lên vì có khả năng đầu tư cho giáo dục, học tập.
Chuyển dịch ngành nghề lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp góp phần giảm thiểu lao động nông nhàn, giảm được tình trạng mất an ninh xã hội do lao động nhàn rỗi gây ra.
Mặt khác, việc chuyển dịch lao đông sẽ làm giảm đi lực lượng lao động của địa phương vào mùa vụ, gây ra tình trạng khan hiếm lao động mùa vụ, nâng cao giá nhân công làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp trong khi giá thành sản phẩm nông nghiêp không tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận thu được của nông dân tại địa phương. Vì vậy, quá trình CDCCLĐ sẽ làm cho quan hệ cung cầu lao động bị mất cân đối.