Kết quả từ mô hình logit đa thức cho thấy rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN của nông hộ. Trong đó nhân tố trình độ học vấn của người ra quyết định sản xuất, số vốn đầu tư của hộ và chính sách hỗ trợ từ địa phương có tác động thuận chiều với quyết định lựa chọn phương án CDCCKTNN. Các nhân tố còn lại tác động nghịch chiều là giới tính của người ra quyết định sản xuất.
Kết quả từ phân tích nhân tố EFA cho thấy nhóm nhân tố về: nguồn lực của nông hộ (gồm nguồn nhân lực, điều kiện tài chính, nguồn vật lực và đảm bảo kiến thức và kỹ thuật sản xuất) và đặc điểm cá nhân của nông hộ (có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp, nhận thức được vấn đề bảo vệ sức khỏe cho các nhân và cộng đồng, nhận thức được vấn đề bảo vệ môi trường và điều kiện sinh thái cho phát triển nông nghiêp bền vững) có ảnh hưởng đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ. Trong đó nhân tố “Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất nông nghiệp” có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định CDCCKTNN của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu.
Các hoạt động tạo thu nhập cho nông hộ trên địa bàn huyện khá đa dạng cả trong lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, điều đó giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho nông hộ, xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và trang trải các khoản chi chi cho đầu tư sản xuất nông nghiệp.
Nông hộ chưa nhận thức được tầm quan trọng của các buổi tập huấn hoặc các buổi hội thảo từ cán bộ nông nghiệp huyện. Chính vì vậy, nông hộ không được tiếp cận nguồn kiến thức bổ ích cho hoạt động sản xuất cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, điều này không những làm gia tăng sự
92
e ngại rủi ro trong sản xuất mà còn mất đi cơ hội được học hỏi, chia sẽ kinh nghiệm về những mô hình sản xuất đạt hiệu quả.